Hội thảo "Doanh nghiệp CNTT - Duy trì nhịp độ tăng trưởng" diễn ra trong khuôn khổ họp báo thông tin về Giải thưởng Sao Khuê 2023 - Ảnh: VGP/HM
Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) vừa tổ chức họp báo thông tin về Giải thưởng Sao Khuê 2023, nhằm lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, sản phẩm, giải pháp số trong 6 nhóm: Các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 24 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành); các nền tảng chuyển đổi số; các giải pháp công nghệ tiên phong (ứng dụng các công nghệ AI, IoT, big data, cloud, blockchain, 5G, robotics, metaverse, VR, AR, XR, web 3.0...); các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số; các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới; các dịch vụ CNTT (8 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành).
Năm nay là năm thứ 20 năm giải thưởng Sao Khuê được tổ chức. Qua 19 năm tổ chức, 1.443 nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc đã được vinh danh.
Giải thưởng Sao Khuê 2023 có một số điểm mới: Bổ sung thêm một số lĩnh vực các sản phẩm, ứng dụng, giải pháp dành cho công dân số, doanh nghiệp, tổ chức số và cho ô tô.
Một số lĩnh vực cũng được thay đổi tên gọi cho phù hợp hơn với thực tế, như tài chính số, ngân hàng số, thanh toán số. Các đề cử tham gia giải thưởng sẽ trải qua 3 vòng đánh giá, gồm sơ tuyển, thuyết trình và chung tuyển. Lễ công bố và trao giải thưởng dự kiến sẽ được tổ chức ngày 28/4/2023 tại Hà Nội.
Để duy trì nhịp tăng trưởng, doanh nghiệp CNTT cần làm gì?
Trong khuôn khổ buổi họp báo, Ban Tổ chức đã tổ chức Hội thảo "Doanh nghiệp CNTT - Duy trì nhịp độ tăng trưởng". Chương trình nằm trong chuỗi hội thảo 20 năm giải thưởng Sao Khuê - giải thưởng uy tín của ngành CNTT Việt Nam, bệ phóng hiệu quả cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần MISA chia sẻ, môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Từ cạnh tranh sản phẩm sang cạnh tranh về dịch vụ và giờ là cạnh tranh về trải nghiệm. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển những giải pháp, các doanh nghiệp công nghệ cần tập trung vào thiết kế được trải nghiệm khách hàng trên môi trường số, xây dựng đội ngũ nhân sự kinh doanh, biến toàn bộ đội ngũ kinh doanh thành các chuyên gia chuyển đổi số. Đó chính là điều quan trọng - chuyển đổi số nội tại doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Hoàng Trung Thiên Vương, đồng sáng lập Base.vn kiêm Giám đốc Marketing chia sẻ, trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác các khách hàng hiện tại. Đối với phát triển khách hàng mới, việc tối ưu chi phí là ưu tiên. Với các khách hàng hiện có, cần tập trung vào chiến lược tăng trường MRR (doanh thu hàng tháng từ người sử dụng), và giảm tỉ lệ churn rate (tỉ lệ khách hàng rời bỏ) bằng các chiến lược về giá, thêm các giá trị gia tăng và tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm hiện có. Với các khách hàng mới, quản trị chi phí tiếp cận khách hàng bằng việc tối ưu phễu marketing và phễu sale.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vinasa cũng chia sẻ, bên cạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ mới, các doanh nghiệp CNTT cần tập trung vào việc truyền thông, marketing và xây dựng uy tín, thương hiệu giúp khách hàng tin tưởng và sử dụng.
Theo các chuyên gia, ngành CNTT Việt Nam đang đứng trước thời cơ rất lớn cả trong nước và quốc tế. Với trong nước, hơn 2 năm qua, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã và đang nhận được sự quan tâm và vào cuộc rất lớn của các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước.
Với thị trường quốc tế, các thị trường Trung Quốc, Mỹ đang tăng trưởng rất nhanh chóng. Tại châu Âu, nhu cầu tìm kiếm đối tác cung cấp dịch vụ của các quốc gia cũng tăng lên rõ rệt. Cùng với đó, nhu cầu từ thị trường các nước trong khu vực cũng đang gia tăng nhanh chóng do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực CNTT.
Theo baochinhphu.vn
Chiều ngày 02/01/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác Vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Sáng ngày 31/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình phát triển giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh bạc lá BT7KBL-02 phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa tại Phú Thọ. Dự án do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện.
Cơ chế tài chính, đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và nguồn lực từ hợp tác quốc tế. Thời gian tới, ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Ngày 30/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống: Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và khai thác giá trị nhà cổ Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ) chủ trì thực hiện
Sáng ngày 27/12/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trường THPT Công nghiệp Việt Trì chủ trì thực hiện.
Sáng ngày 26/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Đánh giá thực trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, đề xuất mô hình can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị tại tỉnh Phú Thọ”.