Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 14/05/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Chiến lược sở hữu trí tuệ phải được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và Chiến lược phát triển KH&CN của quốc gia


Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải gắn kết và là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia. Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải có cách tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai phù hợp và không tách rời với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Ngày 9/5/2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) tổ chức buổi “Tọa đàm Vai trò của sở hữu trí tuệ với phát triển kinh tế - xã hội”.
 


Toàn cảnh Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN; ông Andrew Ong, Phụ trách Văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương - Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); ông Ian Heath và ông Scot Morris, chuyên gia tư vấn xây dựng của WIPO; các chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ của WIPO; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, có liên quan và một số đơn vị liên quan tại Bộ KH&CN.        

Gắn sở hữu trí tuệ vào chính sách phát triển KT-XH, KH&CN

Tọa đàm nhằm thảo luận về vai trò của sở hữu trí tuệ và cách thức gắn kết nội dung sở hữu trí tuệ vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định vai trò quan trọng của các Bộ, ngành trong việc lồng ghép và triển khai các vấn đề sở hữu trí tuệ trong chính sách phát triển của ngành, lĩnh vực, đồng thời tiếp thu các khuyến nghị của chuyên gia đối với dự thảo Chiến lược Sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
 

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu Tọa đàm

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, mặc dù hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với một nền tảng pháp luật về sở hữu trí tuệ về cơ bản phù hợp với chuẩn mực quốc tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian qua nhưng đóng góp của sở hữu trí tuệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn có hạn chế nhất định. Hệ thống sở hữu trí tuệ chưa tiếp cận được với cách thức mới là một cấu phần quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, trong đó nguyên nhân nổi bật là chưa gắn kết được một cách chặt chẽ vấn đề sở hữu trí tuệ trong các chính sách, hoạt động của các ngành, lĩnh vực KT-XH. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy nội dung sở hữu trí tuệ luôn là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển các ngành KT-XH, từ công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa đến y tế, giáo dục, môi trường, v.v..

Để khắc phục được hạn chế nêu trên và đặc biệt từ yêu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện mới đặt ra yêu cầu phải xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia nhằm xây dựng các quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để bảo đảm sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ đóng góp vào các mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và cả quốc gia.

Cần có chính sách hỗ trợ, tạo ra nhu cầu tự thân của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng và đổi mới công nghệ, cao hơn là khả năng nghiên cứu để phát triển các sản phẩm phù hợp với  yêu cầu của thị trường. Nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập và phát triển các định chế trung gian, các chính sách kinh tế, thị trường cùng với đó là các thiết chế tài chính Quỹ KH&CN của doanh nghiệp, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, các quỹ đầu tư mạo hiểm có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ…

“Muốn làm được như vậy, phải có sự tham gia, chung tay của các chủ thể trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Trong đó các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có vai trò quan trọng trong khi  hoạch định các chính sách phát triển KT-XH phải đựa trên khoa học công nghệ và phải có mục tiêu hỗ trợ, tạo mối liên kết nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp”, Bộ trưởng khẳng định.

Thông qua buổi tọa đàm, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đề nghị các chuyên gia chia sẻ và làm sâu sắc hơn một số vấn đề:  Làm thế nào để Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia là một phần cấu thành quan trọng của hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia? Giải pháp để đẩy mạnh sở hữu trí tuệ trong xác lập và bảo hộ thực thi quyền tạo được sự khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động Đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ? Giải pháp tạo thuận lợi và thúc đẩy việc ứng dụng và thương mại hóa tài sản trí tuệ?  Để chiến lược sở hữu trí tuệ gắn chặt trong chiến lược và chính sách KT-XH của các ngành, lĩnh vực thì những vấn đề gì cần đặt ra? Những vấn đề đặt ra trong xu hướng phát triển hiện nay để thúc đẩy hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ?

Đồng quan điểm với phần phát biểu của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, theo ông Andrew Ong, những vấn đề mà Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đặt ra rất quan trọng để thảo luận và làm sâu sắc thêm các vấn đề trong xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, đây cũng là cơ hội để các đơn vị liên quan tìm hiểu.

“Tôi ấn tượng về quyết tâm của Việt Nam, hành động của Việt Nam, với nỗ lực toàn diện thì tương lai đã được nhìn trước. WIPO muốn được đồng hành, tham gia với Việt Nam trong chặng đường này”, ông Andrew Ong bày tỏ.
 


Ông Andrew Ong, Phụ trách Văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Trong phần báo cáo của mình, ông Andrew Ong cho rằng, Việt Nam đã có sự tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là những tiến bộ trong đổi mới sáng tạo, minh chứng là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam đang đi cao hơn so với các nước trung bình, đây là điểm xuất phát tốt cho Việt Nam. Báo cáo về chỉ số đổi mới sáng tạo năm qua  cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ 45/127 quốc gia và nền kinh tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo, đây cũng là cơ hội tốt, là điểm hướng tới gia tăng thứ bậc cho Việt Nam trong năm nay.

Bên cạnh những mặt đạt được, ông Andrew Ong cũng lưu ý đến việc Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề về thể chế, nhân lực, cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tăng trưởng bền vững cần liên kết tất cả các nguồn lực, đặc biệt là thúc đẩy sự sáng tạo năng động trong khu vực tư nhân. Chú trọng hơn nữa đến các viện/trường để có những nghiên cứu và công nghệ phù hợp hơn, gia tăng số lượng đơn đăng ký của người Việt Nam so với nước ngoài.

 “Chiến lược phát triển KT-XH và Chiến lược phát triển KH&CN cần kết nối với Chiến lược sở hữu trí tuệ. Sử dụng và tận dụng triệt để sở hữu trí tuệ, đó là cách các quốc gia phát triển đang áp dụng. SHTT không phục vụ cho Nhà nước, thể chế mà cho doanh nghiệp, nếu không có doanh nghiệp thì SHTT không tồn tại”, ông Andrew Ong bày tỏ.

Ông Ian Heath, chuyên gia tư vấn xây dựng của WIPO cũng cho rằng, thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần dựa trên 3 trụ cột: Tài chính, R&D, đào tạo. Để thế kiềng 3 chân vững chắc cần có vai trò của Chính phủ nhằm cải thiện Chiến lược sở hữu trí tuệ Việt Nam trong điều phối liên ngành tạo một mảnh ghép hoàn chỉnh.

Ông Ian Heath cũng gợi ý 4 vấn đề trong Chiến lược để biến thành công cụ phát triển KT-XH: cần xây dựng cơ chế tham vấn mạnh mẽ giữa các bên liên quan; Phải đảm bảo hệ thống luật pháp ổn định, thường xuyên rà soát cập nhật; Có Chương trình hỗ trợ khối tư nhân, bởi không thể có thể thống sở hữu trí tuệ tốt khi không có sự tham gia của khối này; cần xây dựng kế hoạch và thực thi kế hoạch một cách chi tiết; Cuối cùng khâu quan trọng nhất là điều phối giữa các bên liên quan, đặc biệt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam để đảm bảo tốt thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.

Kết nối chủ thể sáng tạo, doanh nghiệp với đội ngũ trung gian

Liên quan đến câu hỏi, làm thế nào để kết nối chủ thể sáng tạo và doanh nghiêp, ông Ian Heath, chuyên gia tư vấn xây dựng của WIPO nhấn mạnh, điểm mấu chốt là Việt Nam cần xây dựng được một đội ngũ các nhà nghiên cứu mạnh và đội ngũ trung gian kết nối, bởi mỗi chủ thể có tư duy và cách làm riêng, cũng giống như thị trường bất động sản, có cung ắt có cầu.

Ông Scot Morris, chuyên gia tư vấn xây dựng của WIPO lại cho rằng, sẽ có thách thức khi kết nối chủ thể sáng tạo và doanh nghiệp, nhưng một trong cách thức quan trọng có thể làm được là thông qua Chiến lược để xem lại các điều khoản thực thi, cần có phần thưởng khuyến khích thi thực thi tốt.

Lấy ví dụ về kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới, cụ thể Mỹ được dẫn đắt bởi khu vực tư nhân tạo ra nhu cầu giữa 2 bên, Trung Quốc do nhà nước quản lý. Với Việt Nam ông khuyến nghị cần lồng ghép 2 mô hình này. Hàn Quốc cũng là một câu chuyện thành công nhưng mất khoảng 30 năm, thậm chí lâu hơn so với vị trí Việt Nam hiện nay đạt được, đo đó, chúng ta cần tìm hiểu không nên bê nguyên xi vì mỗi nước có một bối cảnh riêng, cần tìm hiểu để có phương án tốt nhất cho Việt Nam.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia và Bộ, ngành đã cùng chia sẻ các nội dung liên quan đến gắn kết sở hữu trí tuệ vào các chính sách phát triển KT-XH trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khuyến nghị cho dự thảo Chiến lược Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đồng thời đại diện Tổ biên tập cũng đã báo cáo một số vấn đề chính trong xây dựng chiến lược.
 

Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí báo cáo chiến lược SHTT quốc gia.

Thông qua chia sẻ các ý kiến của chuyên gia, có thể thấy rõ đổi mới sáng tạo là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của quốc gia, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và chính sách sở hữu trí tuệ sẽ tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đặc biệt trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các tài sản vô hình, trong đó chủ yếu là quyền sở hữu trí tuệ sẽ mang lại giá trị gia tăng to lớn.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần lồng ghép sở hữu trí tuệ vào các chính sách phát triển KT-XH, chính sách KH&CN và chính sách của các ngành, lĩnh vực để sở hữu trí tuệ phát huy tốt nhất vai trò của mình và đóng góp cho phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các mục tiêu phát triển KT-XH quốc gia, các ưu tiên phát triển, các nguồn lực với hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia.

Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, để xây dựng chiến lược rất khó trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi đột biến trên toàn thế giới, và trong bối cảnh tại Việt Nam đầu tư cho R&D còn khiêm nhường, với thị trường khổng lồ hơn 96 triệu dân, GDP còn khiêm tốn và tổng thương mại xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP, bên cạnh đó, trình độ văn hóa, thói quen của người Việt vẫn là vấn đề phải bàn.
 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu kết luận

Qua chia sẻ của các chuyên gia Tọa đàm hôm nay cho thấy kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và thành công của Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải gắn kết và là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia. Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải có cách tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai phù hợp và không tách rời với lộ trình phát triển KT-XH. Cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; quan tâm đến nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ, ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả những yếu tố trên đóng vai trò quan trọng trong khuyến khích nghiên cứu, khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 268



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0