Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.
Chiến dịch tuyên truyền được triển khai từ ngày 10/10/2024 đến ngày 20/11/2024 trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng tuyên truyền là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trên môi trường mạng.
Nội dung tuyên truyền trọng tâm trong chiến dịch là phổ biến tài liệu “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, gồm 5 kỹ năng chính, đó là: Kỹ năng nhận biết; Kỹ năng phát hiện; Kỹ năng xử lý; Kỹ năng phòng tránh; Kỹ năng bảo vệ.
Các sản phẩm tuyên truyền được đăng tải, chia sẻ trên cổng khonggianmang.vn.
Trong thời gian vừa qua, các sự cố lộ, lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, lừa đảo trực tuyến diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Một trong những nguyên nhân chính gây ra mất an toàn thông tin được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.
Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt, giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.
Tài liệu Hướng dẫn “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” chi tiết: /Uploads/files/sach.pdf
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0