Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 25/03/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÀ KẾT QUẢ XẾP HẠNG NĂM 2023


“Đổi mới mô hình tăng trưởng của nước ta theo hướng “chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng KH,CN&ĐMST” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa XII, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030.

Cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH

Ở cấp quốc gia, từ năm 2017, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố hằng năm. Đây là bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Thông qua đó các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình và đưa ra các giải pháp, biện pháp cải thiện phù hợp, kịp thời xây dựng, ban hành các chính sách liên quan. Tại Nghị quyết hằng năm, Chính phủ phân công cụ thể đến từng bộ, ngành chủ trì theo dõi và cải thiện các chỉ số Việt Nam còn hạn chế, đồng thời giao Bộ KH&CN làm đầu mối điều phối, theo dõi chung.

https://www.most.gov.vn/Images/editor/images/1-X%E1%BA%BFp%20h%E1%BA%A1ng%20GII.jpg

Thông tin về xếp hạng chỉ số GII năm 2023.

Những năm qua, kết quả chỉ số GII của Việt Nam luôn có sự cải thiện tích cực. Việt Nam liên tục được tổ chức WIPO ghi nhận là quốc gia có điểm số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước cùng nhóm thu nhập. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46, tăng 02 bậc so với năm 2022. Trong 10 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 30 bậc (từ vị trí 76 lên 46). Việt Nam liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. 

Ở cấp địa phương, thực tế cho thấy, do chỉ số GII đánh giá ở cấp quốc gia nên nhiều số liệu thống kê ở cấp địa phương không có. Phương pháp đánh giá theo quy chuẩn quốc tế còn mới nên có những điểm không tương đồng với thực tiễn các địa phương của Việt Nam. Bên cạnh đó, do có sự khác biệt giữa các địa phương về quy mô KT-XH, dân số, đất đai, cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển... nên các địa phương cần và phải lựa chọn mô hình phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST khác nhau, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng. Do đó, nhiều địa phương đã kiến nghị cần có bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương để có căn cứ khoa học và có số liệu minh chứng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST tốt hơn, sát với thực tiễn hơn.

Được sự hỗ trợ kỹ thuật của WIPO, trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm xây dựng các bộ chỉ số cấp địa phương đã có trong nước (PCI, PAR, PAPI…) và kinh nghiệm nước ngoài (trên thế giới mới chỉ có một số quốc gia xây dựng bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương như Trung Quốc, Ấn Độ, Columbia, Mỹ... trong đó, Ấn Độ và Columbia cũng dựa trên bộ chỉ số ĐMST toàn cầu GII của WIPO), Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) theo 10 bước như hướng dẫn của OECD cho xây dựng bộ chỉ số tổng hợp, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, đặc điểm của các địa phương ở Việt Nam. 

Bộ chỉ số PII được chia thành 7 trụ cột theo nguyên lý của bộ chỉ số GII với 52 chỉ số thành phần, trong đó:

7 trụ cột, gồm: 05 trụ cột đầu vào phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST gồm:

(1) Thể chế

(2) Vốn con người và Nghiên cứu và phát triển

(3) Cơ sở hạ tầng

(4) Trình độ phát triển của thị trường

(5) Trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Và 02 trụ cột đầu ra phản ánh kết quả tác động của KH,CN&ĐMST vào phát triển KT-XH gồm:

(6) Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ

(7) Tác động.

 

https://www.most.gov.vn/Images/editor/images/2-PII.png

Hình so sánh khung chỉ số GII năm 2023 và PII Việt Nam năm 2023.

            52 chỉ số thành phần gồm:

Trụ cột 1. Thể chế

1.1. Môi trường chính sách

1.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản thúc đẩy phát triển và ứng dụng KHCN&ĐMST phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.

1.1.2. Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

1.1.3. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2. Môi trường kinh doanh

1.2.1. Chi phí gia nhập thị trường

1.2.2. Tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương

1.2.3. Cải cách hành chính

1.2.4. Cạnh tranh bình đẳng

Trụ cột 2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu

2.1. Giáo dục

2.1.1. Chỉ số giáo dục

2.1.2. Tỉ lệ học sinh/giáo viên trung học

2.1.3. Tỉ lệ học sinh trung học tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật trên tổng số học sinh trung học

2.1.4. Tỉ lệ chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề từ ngân sách địa phương/GRDP

2.2. Nghiên cứu và phát triển

2.2.1. Nhân lực nghiên cứu và phát triển/10.000 dân

2.2.2. Tỉ lệ chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách địa phương/GRDP (%)

2.2.3. Chi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ/GRDP (%)

2.2.4. Số tổ chức KH&CN/10.000 dân

Trụ cột 3. Cơ sở hạ tầng

3.1. Hạ tầng ICT

3.1.1. Hạ tầng số

3.1.2. Quản trị điện tử

3.2. Cơ sở hạ tầng chung

3.2.1. Cơ sở hạ tầng

3.2.2. Tỉ lệ diện tích đất công nghiệp đã được xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp trên tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch của các khu
công nghiệp

3.2.3. Quản trị môi trường

Trụ cột 4. Trình độ phát triển của thị trường

4.1. Tài chính và đầu tư

4.1.1. Tín dụng cho khu vực tư nhân/GRDP

4.1.2. Vay tài chính vi mô/GRDP

4.1.3. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh

4.1.4. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh

4.2. Dịch vụ hỗ trợ

4.2.1. Số doanh nghiệp ngành dịch vụ chuyên môn, KH&CN/1000 doanh nghiệp đang hoạt động

4.2.2. Số tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng/1000
doanh nghiệp đang hoạt động

Trụ cột 5. Trình độ phát triển của doanh nghiệp

5.1. Lao động có tri thức

5.1.1. Chi phí đào tạo lao động, % tổng chi của doanh nghiệp

5.1.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

5.1.3. Tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động R&D

5.2. Liên kết sáng tạo

5.2.1. Hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp

5.2.2. Tỉ lệ các dự án đầu tư đang sản xuất kinh doanh trong các khu công
nghiệp/tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của địa phương

5.2.3. Tỉ lệ các dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn địa phương

5.3. Hấp thu tri thức

5.3.1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài/GRDP

5.3.2. Doanh nghiệp có hoạt động ĐMST/tổng doanh nghiệp

5.3.3. Doanh nghiệp có ISO/tổng số doanh nghiệp của địa phương

Trụ cột 6. Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ

6.1. Sáng tạo tri thức

6.1.1. Đơn đăng kí bảo hộ sáng chế/10.000 dân

6.1.2. Đơn đăng kí bảo hộ giải pháp hữu ích/10.000 dân

6.1.3. Đơn đăng kí giống cây trồng/10.000 dân

6.2. Tài sản vô hình

6.2.1. Đơn đăng kí nhãn hiệu/1.000 doanh nghiệp

6.2.2. Đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp/10.000 dân

6.2.3. Số lượng chỉ dẫn địa lí đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ

6.3. Lan tỏa tri thức

6.3.1. Số doanh nghiệp mới thành lập/10.000 dân

6.3.2. Số doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp KH&CN/1000 doanh nghiệp

6.3.3. Tỉ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/tổng số doanh nghiệp mới thành lập ở địa phương

Trụ cột 7. Tác động

7.1. Tác động đến sản xuất – kinh doanh

7.1.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp

7.1.2. Số lượng sản phẩm OCOP/tổng số đơn vị hành chính cấp xã

7.1.3. Giá trị xuất khẩu/GRDP

7.2. Tác động đến kinh tế - xã hội

7.2.1. Tỉ lệ hộ nghèo

7.2.2. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số địa phương

7.2.3. Thu nhập bình quân đầu người

Mục đích, ý nghĩa của bộ chỉ số PII 

Bộ chỉ số PII nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH của từng địa phương, qua đó cung cấp căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, về các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST của từng địa phương, giúp cho các cấp lãnh đạo của địa phương có cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định, lựa chọn các định hướng, giải pháp phù hợp cho phát triển KT-XH của địa phương dựa trên KH,CN&ĐMST. 

Với chính quyền các cấp, bộ chỉ số PII cung cấp các căn cứ về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST của từng địa phương; làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng, thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động KH,CN&ĐMST; thúc đẩy thực hiện các sáng kiến phát triển KT-XH ở địa phương dựa trên KH,CN&ĐMST, tận dụng các thế mạnh và vượt qua các thách thức; cung cấp công cụ, kĩ thuật cho phép đánh giá, so sánh năng lực, kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST giữa các địa phương cũng như chất lượng điều hành, quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST; góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST quốc gia. 

Với nhà đầu tư, kết quả đánh giá PII của địa phương sẽ là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư địa phương để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Với khu vực nghiên cứu, bộ chỉ số PII cung cấp cơ sở dữ liệu toàn diện với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, có thể so sánh được qua thời gian và thúc đẩy các nghiên cứu khác. 

Bộ chỉ số PII cũng có ý nghĩa đối với cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ để xem xét, cân nhắc các tài trợ và hoạt động có liên quan tại các địa phương ở Việt Nam

Quá trình xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

Năm 2023, thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm trực tuyến với địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức triển khai xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Nguồn dữ liệu để xây dựng bộ chỉ số PII năm 2023 được thu thập từ 2 nguồn chính. Nguồn thứ nhất từ số liệu thống kê, quản lý nhà nước được công bố chính thức từ các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ở trung ương với 39/52 chỉ số thành phần. Nguồn thứ hai do các địa phương thu thập và cung cấp kèm theo các tài liệu minh chứng với 13/52 chỉ số thành phần. Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều hội thảo, buổi làm việc với các bộ, cơ quan trung ương để trao đổi thống nhất thu thập dữ liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với các địa phương, Bộ KH&CN đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp, tập huấn cho các địa phương để thu thập các dữ liệu cũng như cung cấp các tài liệu minh chứng liên quan.

Trong giai đoạn xử lý, phân tích sẽ liệu, tính toán chỉ số và xây dựng Báo cáo năm 2023, Bộ KH&CN đã thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế và sau đó đã tiếp tục gửi tới chuyên gia quốc tế độc lập để chuyên gia đánh giá độc lập trên nhiều góc độ như phương pháp thiết kế bộ chỉ số, độ tin cậy của dữ liệu, kỹ thuật tính toán,…

Kết quả tính toán Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

  1. Kết quả chung

Theo kết quả phân tích, đánh giá sau khi đã được chuyên gia quốc tế độc lập đánh giá, Hà nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62,86 điểm, Cao Bằng là địa phương có điểm số thấp nhất, đạt 22,18 điểm. Trong top 10 địa phương dẫn đầu, có 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 5 địa phương có công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh và Thái Nguyên.

Trong 10 địa phương dẫn đầu, có 4 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh), 3 địa phương thuộc vùng Đông Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương), 1 địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Thái Nguyên), 1 địa phương thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (Đà Nẵng) và 1 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ).

  1. Kết quả xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ năm 2023

Theo kết quả công bố xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2023 của các địa phương trong cả nước do Bộ KH&CN công bố, tỉnh Phú Thọ điểm số chỉ số đổi mới sáng tạo đạt 41,29 điểm, xếp thứ 20 cả nước và thứ 3 khu vực Trung du và miền núi phía Bắc sau Thái Nguyên và Bắc Giang (Thái Nguyên: 47,75 điểm, Bắc Giang: 46,51 điểm), trong đó điểm đầu vào đổi mới sáng tạo của tỉnh Phú Thọ đạt 45,58 điểm và điểm đầu ra đạt 37 điểm.

           

            Trong nhóm 22 địa phương thuộc nhóm thu nhập Trung bình với mức thu nhập bình quân đầu người trong khoảng từ 3 triệu đồng/người/tháng, Phú Thọ thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Trong số 7 trụ cột của Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương, tỉnh Phú Thọ có 5 trụ cột được đánh giá cao, gồm 4/5 trụ cột đầu vào, đó là:

            - Trụ cột về vốn con người và nghiên cứu và phát triển: Phú Thọ có số điểm 47,16 điểm, đứng thứ 7 cả nước và đứng thứ nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

            - Trụ cột về cơ sở hạ tầng: Phú Thọ có số điểm 60,94, đứng thứ 12 cả nước và đứng thứ 2 khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau Bắc Giang với số điểm 69,32 điểm.

            - Trụ cột về trình độ phát triển của doanh nghiệp: Phú Thọ có số điểm 37,70, đứng thứ 11 cả nước và đứng thứ 3 khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau Thái Nguyên với số điểm 46,64 điểm và Bắc Giang với số điểm 41,88 điểm

- Trụ cột về thể chế: Phú Thọ có số điểm 51,24 điểm, đứng thứ 28 cả nước và đứng thứ 5 khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

            Và 1/2 trụ cột đầu ra, đó là:

            - Trụ cột về tác động: Phú Thọ có số điểm 54,25, đứng thứ 20 cả nước và đứng thứ 3 khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau Thái Nguyên với số điểm 64,97 điểm và Bắc Giang với số điểm 66,21 điểm.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ KH&CN, trong 52 chỉ số thành phần của 7 trụ cột của Chỉ số đổi mới sáng tạo, Phú Thọ nhiều chỉ số thành phần quan trọng được đánh giá cao, trong top đầu của cả nước đó là: giáo dục, ICT và hạ tầng số, quản trị điện tử, tính năng động của chính quyền và cải cách hành chính, liên kết sáng tạo, hợp tác giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp, Đầu tư trực tiếp của nước ngoài/GRDP, Chi cho NC&PT/GRDP, tỉ lệ các dự án trong các cụm công nghiệp, giá trị xuất khẩu, tốc độ giảm nghèo của Phú Thọ

            Có được kết quả trên là tổng hòa của nhiều yếu tố, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã bám sát

Riêng đối với ngành khoa học và công nghệ những năm qua, TU, HĐND, UBND đã đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển KH&CN với việc ban hành các NQ, chính sách, chương trình phát triển KHCN như Chiến lược phát triển KH&CN tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Chương trình Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng KH,CN và ĐMST, xây dựng bảo hộ đối với sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, phê duyệt các dự án đầu tư tiềm lực KH&CN, trong điều kiện nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, song chi NSNN hàng năm cho hoạt động KH&CN của tỉnh được tăng dần qua các năm, bình quân từ 2016 đến nay trung bình mỗi năm là 40-45 tỷ đồng, đặc biệt trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh vẫn còn hạn chế, song tỉnh cũng đã bố trí nguồn ngân sách riêng cho hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đối ứng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ở cấp quốc gia, tạo lập bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, có lợi thế và chủ lực của tỉnh, nhờ đó mà hoạt động KH&CN đã có những đạt được những kết quả tích cực, tiềm lực KHCN được tăng cường với 36 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng đạt chuẩn quốc gia VILAS, nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng với số lượng 815 cán bộ thuộc tỉnh quản lý, trong đó trình độ Tiến sỹ là 112 người, trình độ Thạc sỹ/sau đại học là 257 người, đầu tư xây dựng được hệ thống các nhà lưới nhà màng hiện đại, 01 trại thực nghiệm, trang bị được nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, qua đó đã đáp ứng tốt nhu cầu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN cũng như công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quy mô các đề tài, dự án được tăng lên, nhiều di tích, di sản văn hóa được phục dựng và bảo tồn, nhiều sản sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ quyền SHTT thông qua thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN. Đồng thời cũng đã thúc đẩy doanh nghiệp tích cực và chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, áp dụng truy suất nguồn gốc, xuất xứ, hệ thống công cụ cải tiến năng suất chất lượng.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng đã hình thành được 01 mạng lưới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh với trên 30 tổ chức, thành lập 07 doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Trong thời gian tới, ngành KH&CN của tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát huy lợi thế về 5 điểm mạnh và khắc phục 5 điểm yếu đã được xác định thông qua Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2023 của tỉnh Phú Thọ, trong đó bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả NQ số 76-NQ/TU ngày 02/8/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển KH,CN và ĐMST đến năm 2030, trong đó thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình phát triển KH&CN của tỉnh đã được HĐND, UBND tỉnh ban hành, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, xác lập bảo hộ SHTT đối với các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh, xây dựng mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh và ứng dụng công nghệ mới, triển khai các nhiệm vụ KH&CN có quy mô lớn, tính chất liên vùng nhằm duy trì và nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của tỉnh.

Chu Thị Bích Thủy

Phó Giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ

Lượt xem: 207



BÀI VIẾT KHÁC
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.

Ngày 18/11/2024
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam

Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp

Ngày 15/11/2024
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.

Ngày 13/11/2024
Thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Ngày 09/11/2024
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.

Ngày 07/11/2024
Hội nghị thẩm định dự án đổi mới công nghệ
Hội nghị thẩm định dự án đổi mới công nghệ

Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 06/11/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0