Ngày 18 tháng 5 được xem là cột mốc có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ với giới trí thức Khoa học và Công nghệ Việt Nam mà còn trở thành động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển.
Tại Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự và chúc mừng.
Tại sự kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu, tổng kết những luận điểm quan trọng nhất về phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, đồng thời giao nhiệm vụ vừa khó khăn, nhưng lại vừa vinh quang cho giới trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
Người khẳng định: "Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học và công nghệ của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp... Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó... Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi... Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ...".
Lời căn dặn ngắn gọn, súc tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư tưởng lớn của Người đối với định hướng phát triển lâu dài của nền Khoa học và Công nghệ nước nhà.
Học tập và lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp khoa học công nghệ, tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức Việt Nam. Đến ngày 18/6/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật Khoa học và Công nghệ được thông qua, thống nhất chọn ngày 18 tháng 5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Mục tiêu của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 nhằm tuyên truyền rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ; tôn vinh những người làm khoa học, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ; động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 28 ngày 05/5/2023 về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 10 năm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 - 18/5/2023)
Mục đích của việc tổ chức chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam nhằm biểu dương và tôn vinh các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ KH&CN; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) nổi bật; thu hút các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia hoạt động KH, CN&ĐMST trong nước; khơi dậy tinh thần đam mê lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN trong tương lai. Nâng cao văn hóa đổi mới sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới cho xã hội.
Theo đó, năm 2023, các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam theo chủ đề: "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa Việt Nam"; "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia"; "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - động lực phát triển bền vững" và khẩu hiệu: "Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam
Thời gian tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày KH&CN Việt Nam bắt đầu từ 21/4 - 19/5/2023, thời gian tổ chức hoạt động chính bắt đầu từ ngày 15 - 19/5/2023.
Bích Hạnh
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch).
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà khoa học nhiều năm phải "bán lúa non" vì tâm lý sợ sai, Nghị quyết 57 "cho phép thất bại" sẽ giúp họ đi đến cùng, đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS Nguyễn Minh Tân và PGS Đặng Thị Mỹ Dung được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Liên kết trang
0
1
0