Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 22/10/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Cấy ghép tế bào gốc phôi người để điều trị suy giảm thị lực


 Thử nghiệm cấy ghép các tế bào gốc phôi người trên 18 bệnh nhân mắc chứng suy giảm thị lực cho thấy, hơn một nửa số bệnh nhân đã hồi phục thị lực.

alt

(Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Các nhà nghiên cứu thuộc hãng công nghệ sinh học Advanced Cell Technology Inc ở Massachusetts của Mỹ đã thử nghiệm cấy ghép tế bào gốc với 18 bệnh nhân mắc phải hai loại bệnh hiểm nghèo do suy thoái giác mạc gây nên.
9 người trong số này mắc bệnh loạn dưỡng điểm vàng Stargardt, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới mù lòa ở tuổi vị thành niên, 9 người còn lại mắc bệnh suy thoái điểm vàng khô do tuổi tác thường gặp ở những người trung niên hoặc cao tuổi.
Cho tới nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị cố định nào cho cả hai bệnh trên, vì thế các bệnh nhân dần bị mù lòa khi các tế bào giác mạc tiếp nhận ánh sáng chết đi.
Các nhà khoa học tiến hành cấy ghép các tế bào giác mạc chiết xuất từ phôi thai ở giai đoạn đầu mới hình thành với các liều lượng khác nhau có thể là 50.000, 100.000 hoặc 150.000 tế bào lên một bên mắt có giác mạc bị ảnh hưởng nặng nề hơn của 18 bệnh nhân.
Sau đó, theo dõi những bệnh nhân này trong vòng trung bình 22 tháng, tối đa là 37 tháng. Kết quả thử nghiệm có 10 người cho thấy, sự cải thiện thị lực đáng kể khi họ có thể nhận biết thêm 15 chữ cái trong năm đầu tiên sau khi được cấy ghép.
Nhóm 7 người khác, thị lực vẫn giữ nguyên hoặc có dấu hiệu được cải thiện, chỉ duy nhất một người thị lực bị giảm sút. Còn những bên mắt không được điều trị thì không có dấu hiệu cải thiện, do vậy có thể thấy tác dụng rõ rệt của phương pháp cấy ghép này. Ngoài ra, không có tác dụng phụ hay tình trạng đào thải diễn ra.
Các tế bào gốc tách từ phôi thai với đặc tính linh hoạt có thể phân chia thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể, hứa hẹn là nguồn an toàn cung cấp tế bào mới phục vụ cho việc điều trị các rối loạn y khoa hiếm gặp mà thông thường để điều trị được, phải thay thế hoặc phục hồi các mô tế bào.
Việc phát hiện ra tế bào gốc phôi người vào những năm 1990 vốn được tôn vinh như một liệu pháp thần kỳ nhưng việc sử dụng các tế bào này vào trị liệu sau đó đã gặp phải nhiều vấn đề.
Chính vì thế, nghiên cứu này mở ra một chương mới trong sử dụng tế bào gốc phôi người và cũng là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra công dụng lâu dài của các tế bào này thắp lên hy vọng trong việc thay thế những mô đã mất do bệnh tật, tai nạn hay chiến tranh.
Lượt xem: 129



BÀI VIẾT KHÁC
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 10/01/2025
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024

PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.

Ngày 09/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0