Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện chính xác cách bộ não của chúng ta tạo ra ký ức ở cấp độ tế bào. Đột phá này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế ghi nhớ của bộ não, cũng như được kỳ vọng giúp mở đường cho sự ra đời của các phương pháp chữa trị mới đối với những chứng bệnh suy giảm như Alzheimer hay động kinh.
TS Peter N. Steinmetz, Giám đốc chương trình ứng dụng kỹ thuật thần kinh tại Viện Thần kinh học Barrow (Mỹ) tuyên bố: Để thực sự hiểu rõ cách bộ não biểu đạt khả năng ghi nhớ, chúng ta cần phải biết cách thức trí nhớ được các đơn vị điện toán cơ bản của bộ não - các tế bào thần kinh đơn lẻ - và hệ thống của chúng trình bày như thế nào. Nắm được cơ chế lưu trữ và truy hồi ký ức là một bước trọng yếu trong việc hiểu rõ cách thức điều trị tốt hơn các căn bệnh suy thoái trí não đang ảnh hưởng tới những người lớn tuổi.
Steinmetz và các cộng sự phát hiện, bộ não con người khóa nhốt các ký ức mang tính giai đoạn trong vùng dưới đồi não (hippocampus), gắn mỗi hồi ức với một gói tế bào riêng lẻ đặc trưng.
Kết luận được rút ra sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh đã được cấy các điện cực vào bộ não để kiểm soát những cơn tai biến. Mọi hoạt động ở cấp độ tế bào thần kinh đơn lẻ cũng được ghi lại.
Các bệnh nhân được yêu cầu ghi nhớ một danh sách các từ hiện trên màn hình máy tính, rồi quan sát một danh sách thứ hai, dài hơn chứa cả những từ đó và các từ mới. Họ được yêu cầu nhận diện các từ đã thấy ban đầu để xem họ ghi nhớ chúng tốt tới mức nào.
Khác biệt quan sát được trong hoạt động khởi nguồn từ tế bào giữa những từ xuất hiện trong danh sách đầu tiên với những từ không có trong danh sách đó rõ ràng cho thấy, các tế bào trong vùng hippocampus thể hiện ký ức của các bệnh nhân về các từ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, các từ mới quan sát được lưu trữ theo một kiểu phân phối trên toàn vùng hippocampus, trong đó một phần nhỏ các tế bào (khoảng 2%) phản ứng với bất kỳ từ nào và một lượng nhỏ từ (khoảng 3%) tạo ra thay đổi mạnh trong cách lóe sáng ở những tế bào này. Điều này trái ngược với quan điểm cho rằng, bất kỳ tế bào thần kinh nào phản ứng với một từ trong danh sách cũng sẽ phản ứng với các từ khác.
Mặc dù chỉ một phần nhỏ các tế bào thần kinh trong vùng hippocampus tham gia mã hóa ký ức gần đây về bất kỳ từ nào, nhưng theo các nhà khoa học, số lượng tế bào chính xác chịu trách nhiệm ghi nhớ mỗi từ lại rất lớn, có thể lên tới hàng trăm ngàn cá thể. Do đó, sự mất mát bất kỳ tế bào đơn lẻ nào cũng ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng ghi nhớ các từ nhất định, mới nhìn thấy gần đây của một người.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.