Mục tiêu của Chương trình KC- 4.0/19-25 nhằm nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế và nhằm hỗ trợ thí điểm đổi mới một số mô hình quản trị, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chủ chốt theo hướng chuyển đổi số.
Nhằm triển khai nội dung Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25, sáng ngày 01/3/2019, tại trụ sở Bộ KH&CN, Ban chủ nhiệm Chương trình KC- 4.0/19- 25 đã tổ chức Hội thảo “Triển khai nội dung Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25”.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, các thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình KC- 4.0/19-25, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu được thông tin về Chương trình KC- 4.0/19-25 và trao đổi, giải đáp các thắc mắc xung quanh việc đề xuất đề tài, dự án thuộc Chương trình. Theo đó, với mục đích thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 để tạo ra các sản phẩm kinh doanh và dịch vụ; hỗ trợ đổi mới và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng theo định hướng chuyển đổi số, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25.
Bộ trưởng Bộ KH&CN cũng đã ký Quyết định số 3513/QĐ-BKHCN ngày 14/11/2018 về việc thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25. Theo đó, cử ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN làm Chủ nhiệm Chương trình, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy làm Phó Chủ nhiệm Chương trình.
Để Chương trình KC- 4.0/19-25 được triển khai rộng rãi, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, ngày 22/2/2019, Bộ KH&CN đã ra thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/ dự án khoa học và công nghệ từ các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.
Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thanh Thủy làm Phó Chủ nhiệm Chương trình đã trình bày các nội dung quan trọng liên quan đến đề xuất đề tài, nhiệm vụ Chương trình. Cụ thể: các đề xuất cần phù hợp với mục tiêu, nội dung, sản phẩm đã được ban hành tại Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 của Bộ KH&CN, trong đó ưu tiên: các đề xuất của các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh; các đề xuất có sự phối hợp giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt các công ty khởi nghiệp sáng tạo nhằm hỗ trợ, hoàn thiện công nghệ; đổi mới và triển khai mô hình quản trị, sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng.
Bên cạnh đó, ưu tiên các đề xuất có sự đặt hàng và tài trợ từ doanh nghiệp; các đề xuất có sản phẩm có thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội; các đề xuất nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 nằm trong Danh mục của Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018 của Bộ KH&CN.
Theo đó, các đề xuất sẽ được tiếp nhận theo 3 nhóm nội dung thuộc khung Chương trình KC-4.0/19-25 bao gồm, nhóm 1: Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, mạng di động thế hệ thứ 5, robot, điện toán đám mây…) để tạo ra các sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ như: y tế, du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh.
Nhóm 2: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và hạ tầng số làm nền tảng, phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.
Nhóm 3: Nghiên cứu các mô hình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng theo đinh hướng chuyển đổi số, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, các đề xuất cần có địa chỉ ứng dụng các kết quả do đề tài/ dự án tạo ra; cam kết hỗ trợ hoàn thiện, chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, kinh tế, xã hội. Tổ chức, cơ quan ứng dụng sản phẩm của đề tài/ dự án được đề xuất cần có đủ uy tín và năng lực để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả sản phẩm tạo ra.
Thời gian nhận đề xuất từ 1/3/2019 đến hết ngày 15/3/2019, các nhiệm vụ sẽ được triển khai trong năm 2020.
Ông Trần Đỗ Đạt, Phó giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước giới thiệu về Danh mục các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0
Chương trình KC-4.0/19-25: Mục tiêu của Chương trình nhằm nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế và nhằm hỗ trợ thí điểm đổi mới một số mô hình quản trị, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chủ chốt theo hướng chuyển đổi số. Theo đó, Chỉ tiêu đánh giá của Chương trình được quy định cụ thể như sau: - 10 giải pháp công nghệ được ứng dụng rộng rãi phục vụ kinh tế - xã hội; 16 giải pháp công nghệ hữu ích/ sáng chế được đăng ký; - 08 mô hình quản trị, sản xuất, kinh doanh và giải pháp chuyển đổi số trong quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh được đưa vào ứng dụng thực tiễn; - 40 doanh nghiệp nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng, chuyển giao và làm chủ các công nghệ chủ chốt tham gia chương trình ưu đãi tín dụn |
Ngày 12/9/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện dự án “Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, do Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chủ trì thực hiện.
Lễ kỷ niệm 15 năm nhằm tôn vinh 38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đã nhận Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO "Vì sự phát triển Phụ nữ trong khoa học" từ năm 2009 đến năm 2023.
Sáng ngày 10/9/2024, Đoàn Kiểm tra của Ban Nội chính Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Sở KH&CN về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU, ngày 07/7/2016 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng” gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thực hiện Kế hoạch huấn luyện tự vệ năm 2024, sáng 09/9/2024, tại Sở Giao thông Vận tải, Ban Chỉ huy quân sự Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự Sở Giao thông Vận tải, Ban Chỉ huy quân sự Sở Công thương, Ban Chỉ huy quân sự Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Khai mạc huấn luyện tự vệ năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của dịch vụ công trực tuyến sang giai đoạn phát triển mới.