Ngày 27/7/2019 tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ các nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Sau 20 năm, Tập đoàn Sơn KOVA đã vươn ra thị trường quốc tế và đặc biệt thành công tại Singapore. Hiện KOVA có trên 10 công ty thành viên với 12 nhà máy ở 07 quốc gia.
Bên cạnh đó, từ năm 2002, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã sáng lập Quỹ Giải thưởng KOVA để hỗ trợ cho các nhà khoa học, các tấm gương sống đẹp và sinh viên trên khắp cả nước. Năm 2005, Bà được chọn vào danh sách 1.000 phụ nữ đề cử cho giải Nobel Hoà Bình thế giới. Bà còn là Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh tặng hoa cho PGS.TS Nguyễn Thị Hòe
Tại Hội thảo lần này, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã giới thiệu cơ chế khoa học của từng loại sơn đặc biệt. Theo đó, từ vỏ trấu, sản phẩm Silicate Nano tách ra được dùng để tổng hợp Colloidal, là một chất kết dính, bóng, bền với ánh sáng, tia cực tím, kháng nước, chống nóng, chống cháy với độ cứng tuyệt vời. Bằng việc biến tính Colloidal để ứng dụng vào lĩnh vực chất phủ, các sản phẩm Nano đi từ vỏ trấu do đó có chất lượng cao hơn so với đi từ vật liệu khác.
Dựa trên công nghệ Nano từ vỏ trấu, KOVA đã ứng dụng sản xuất các dòng sơn đặc biệt như: Sơn tự làm sạch, Sơn đá nghệ thuật, Sơn chống cháy, Sơn kháng khuẩn và cả Sơn chống đạn. Công nghệ hiện đang đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ. Các sản phẩm từ gốc Nano của KOVA đều 100% hệ nước, hàm lượng VOC gần bằng 0, không sử dụng chì, không thủy ngân, vì vậy không có mùi hôi và không gây độc hại cho người sơn cũng như người sử dụng. Việc sản xuất sơn từ vỏ trấu còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên toàn cầu do ít sử dụng nguồn nguyên liệu đi từ chất hữu cơ, đặc biệt là dầu mỏ.
Sản phẩm sơn chống chống đạn và chống cháy được làm từ vỏ trấu
Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đây là nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên phát triển thành công sản phẩm khoa học về sơn xây dựng ra nước ngoài. Sau Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu với các doanh nghiệp của Malaysia do Chính phủ Malaysia tổ chức.
Từ một cô sinh viên nghèo có 03 con nhỏ ngay khi còn học đại học, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã trở thành nhà khoa học rất thành công với các sản phẩm sơn. Bà đã tạo ra bước ngoặc trong ngành sơn khi nghiên cứu thành công và ứng dụng công nghệ Nano từ vỏ trấu vào sản xuất nhiều loại sơn độc đáo như: sơn kháng khuẩn, sơn chống cháy, thậm chí là sơn chống đạn. PGS.TS Nguyễn Thị Hòe có hơn 30 năm giảng dạy (ngành Hóa) tại các trường ĐH như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Cần Thơ. Sau khi nhận Giải thưởng Kovalevskaya (năm 1993), bà đã sáng lập nên Tập đoàn sơn KOVA. |
Theo most.gov.vn
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.