Cần có các giải pháp tập hợp nguồn lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch công tác về cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ và của Bộ, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt tại Hội thảo đánh giá kết quả CCHC năm 2022, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 của Bộ KH&CN diễn ra ngày 23/11/2023 tại Hà Nội. Bộ trưởngBộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác CCHC. Một số lĩnh vực CCHC của Bộ có sự cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực Bộ KH&CN quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều chỉ số về CCHC của Bộ còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng chung về Chỉ số CCHC năm 2022 của Bộ. Do vậy, cần nhận diện những điểm còn tồn tại, hạn chế để xác định nguyên nhân, giải pháp khắc phục, hoàn thiện, nâng cao Chỉ số CCHC trong thời gian tới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác CCHC.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC, nâng cao Chỉ số này của Bộ năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng đề nghị cần đề ra các giải pháp tập hợp nguồn lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch công tác về CCHC của Chính phủ và của Bộ, bảo đảm tiến độ, chất lượng; chú trọng hoàn thành đúng hạn, có chất lượng các nhiệm vụ được giao tại Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý để kịp thời phát hiện, tham mưu xử lý những quy định chồng chéo hoặc không còn phù hợp; chủ động tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách.
Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp nhằm rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo của Chính phủ. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp biết và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do Bộ KH&CN cung cấp.
Cùng với đó, cần có các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước và xây dựng, triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo hướng chú trọng vào mục tiêu và hiệu quả ứng dụng, tạo điều kiện phát triển cho các tổ chức KH&CN...
Báo cáo tại Hội thảo, ông Cao Huy Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, theo Quyết định phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030 của Bộ trưởng Bộ Nội, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần.
Ông Cao Huy Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo tại Hội thảo.
Năm 2022, Chỉ số CCHC của Bộ KH&CN đạt 76,473/100 điểm. Bộ KH&CN có 36/38 tiêu chí và 78/97 tiêu chí thành phần đạt điểm tối đa.
Tại Hội thảo, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã báo cáo về các tiêu chí của Chỉ số CCHC được giao phụ trách, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Xuân Định yêu cầu thủ trưởng các đơn vị cần ưu tiên và quan tâm đối với công tác CCHC tại đơn vị mình.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh, bộ Chỉ số CCHC rất quan trọng, là công cụ để tổng hợp “sức khỏe” của Bộ, ngành với 7 trụ cột bao phủ hầu hết các công việc. Do đó, cần thay đổi nhận thức và cần sự chủ động, vào cuộc của tất cả các đơn vị, trong đó thủ trưởng đơn vị phải quan tâm và ưu tiên vấn đề này. Thứ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị huy động tất cả các nguồn lực để giải quyết những tồn tại trong báo cáo đã chỉ ra cũng như định hướng trong thời gian tới. Thứ trưởng giao các đơn vị liên quan rà soát tình hình cải thiện các chỉ số và báo cáo lãnh đạo Bộ.
Theo most.gov.vn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.