Cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện đầy đủ, hiệu quả những nhiệm vụ của Bộ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính (CCHC). Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC đến các đơn vị thuộc Bộ và truyền thông những kết quả, đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) đến người dân nhằm lan tỏavà nâng cao nhận thức của người dân và xã hội...
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tại Hội thảo “Đánh giá kết quả xác định chỉ số CCHC năm 2023, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số CCHC năm 2024 của Bộ KH&CN” diễn ra ngày 15/8/2024 tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội thảo.
Công tác CCHC đạt nhiều kết quả tích cực
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho biết, thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng trong công tác CCHC; một số lĩnh vực CCHC của Bộ có sự cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc các lĩnh vực Bộ KH&CN quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng chung về chỉ số CCHC năm 2023 của Bộ như: chưa đảm bảo tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được kiểm tra trong năm; vẫn còn văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hoàn thành chậm so với tiến độ kế hoạch; chưa bảo đảm tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn theo quy định...
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC, nâng cao chỉ số CCHC của Bộ năm 2024 và các năm tiếp theo, Thứ trưởng đề nghị cần có các giải pháp tập hợp nguồn lực để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch công tác về CCHC của Chính phủ và của Bộ bảo đảm tiến độ, chất lượng; chú trọng hoàn thành đúng hạn, có chất lượng các nhiệm vụ được giao tại Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; đề ra các giải pháp nhằm rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ; có giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo hướng chú trọng vào mục tiêu và hiệu quả ứng dụng, tạo điều kiện phát triển cho các tổ chức KH&CN...
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại Hội nghị.
Báo cáo Kết quả chỉ số CCCH năm 2023; phương hướng, giải pháp thực hiện chỉ số CCHC năm 2024, ông Cao Huy Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, Bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc gồm 7 lĩnh vực, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần. Cụ thể, 7 lĩnh vực gồm: công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Năm 2023, chỉ số CCHC của Bộ KH&CN đã có nhiều cải thiện tích cực, đạt 80,38/100 điểm (tăng 03 bậc so với chỉ số CCHC năm 2022). Trong đó, có 36/38 tiêu chí và 83/97 tiêu chí thành phần đạt điểm tối đa.
Ông Cao Huy Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo tại Hội thảo.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CCHC
Tại Hội thảo, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã báo cáo, phân tích, đánh giá kết quả chỉ số CCHC năm 2023; nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CCHC, chỉ số CCHC của Bộ năm 2024.
Ông Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chánh Văn phòng Bộ cho biết, những tiêu chí Văn phòng Bộ được giao là đầu mối chủ trì chấm điểm năm 2023 bao gồm 07 tiêu chí chính và 20 tiêu chí thành phần; trong đó, có 15/20 tiêu chí thành phần đạt điểm tối đa. Để nâng cao chất lượng CCHC của Bộ trong thời gian tới, các đơn vị chủ trì, tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL có quy định TTHC cần phối hợp Văn phòng Bộ trong việc công bố, công khai TTHC mới, TTHC bị sửa đổi, bổ sung, TTHC bị bãi bỏ theo đúng thời hạn quy định, kịp thời ban hành các quy trình nội bộ để giải quyết TTHC; Nghiêm túc thực hiện đúng quy định thời hạn giải quyết TTHC, tránh tình trạng để nợ đọng hồ sơ, giải quyết TTHC quá hạn; Thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến; Tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử để đồng bộ đầy đủ trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết lên Cổng Dịch vụ công quốc gia...
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đối với những nội dung Bộ KH&CN chưa đạt được điểm tối đa như xây dựng văn bản QPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt, thực hiện đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL, các đơn vị trực thuộc Bộ cần tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch soạn thảo các văn bản và bám sát kế hoạch và quyết liệt trong việc hoàn thiện văn bản đúng tiến độ và chất lượng. Về phía Vụ Pháp chế, tiếp tục theo dõi, đôn đốc tiến độ các văn bản qua nhiều hình thức đối với từng đơn vị; phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá tác động TTHC trong lập đề nghị và xây dựng văn bản QPPL để nâng cao chất lượng hồ sơ xây dựng văn bản QPPL, hạn chế các nội dung chưa đầy đủ dẫn đến bị trừ điểm CCHC.
Ông Hà Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin cho biết, đối với hạng mục “Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số”, năm 2023 Bộ đã khắc phục và đạt điểm tối đa ở phần Hệ thống báo cáo và nâng điểm ở phần sử dụng khai thác Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Ông Hà Quốc Trung nhấn mạnh, cần xây dựng kế hoạch truyền thông cho ngày chuyển đổi số của Bộ để tạo sự lan tỏa, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; quyết liệt chỉ đạo sử dụng các dịch vụ dữ liệu đã có trên NDXP và cung cấp các dịch vụ dữ liệu của Bộ trên NDXP; ban hành các chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; ưu tiên xây dựng các hệ thống nền tảng xử lý tập trung phục vụ cho các nhiệm vụ chung của Bộ; kết nối, đồng bộ, khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia...
Theo ông Chu Thúc Đạt, Vụ trưởng Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao kết quả công tác điều tra xã hội học tại các địa phương phục vụ xác định chỉ số CCHC của Bộ KH&CN, cần tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của Bộ, thể hiện rõ tác động của CCHC đến quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nhất là chất lượng thể chế, cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện tốt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các chương trình KH&CN với các ngành, lĩnh vực và địa phương; tăng cường truyền thông về KH&CN, kết quả KH&CN và công tác CCHC của Bộ...
Chia sẻ về giải pháp đẩy nhanh công tác xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN), ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để phục vụ cho công tác xử lý đơn đăng ký xác lập quyền; hoàn thiện căn bản hệ thống quản trị đơn SHCN; xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống nộp đơn điện tử trực tuyến toàn trình, tích hợp lên Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin trực tuyến giải quyết TTHC của Bộ...
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ báo cáo tại Hội thảo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt quán triệt một số nội dung, yêu cầu của công tác CCHC, chỉ số CCHC trong thời gian tới; đồng thời nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức và sự chủ động, vào cuộc của tất cả các đơn vị, trong đó phải gắn kết quả thực hiện chỉ số CCHC với việc đánh giá kết quả công tác cuối năm của thủ trưởng các đơn vị; đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC đến các đơn vị thuộc Bộ và truyền thông về những kết quả, đóng góp của KH&CN đến người dân để lan tỏa nhận thức xã hội.
Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải CCHC của Chính phủ và của Lãnh đạo Bộ về CCHC để kịp thời có biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế; Tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Kế hoạch công tác về CCHC của Chính phủ và của Bộ, bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra; Tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch CCHC năm 2024 của Bộ; Thủ trưởng các đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo CCHC của Bộ nghiêm túc thực hiện vai trò, nhiệm vụ được phân công, tích cực, chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Bộ trưởng triển khai các chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh công tác CCHC của Bộ và của ngành KH&CN…
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận Hội nghị.
Theo most.gov.vn
Cải cách hành chính (CCHC) là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược được đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo trong phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ
Thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thời gian qua, UBND xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã xây dựng văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Tìm hiểu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các văn bản của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là 06 nội dung tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1782/KH-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 15/7/2024, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ (Ban chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ Tám - Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 19/6/2024, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ ban hành Báo cáo số 86/BC-BCĐCCHC về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2024
Ngày 2/2, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ Bảy Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đánh giá công tác cải cách hành chính năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2024