Ngày 21/3/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị “Xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Bộ KH&CN”. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Đắc Hiến; đại diện Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội Vụ; đại diện lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác tổ chức của các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN.
Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai nhiệm vụ xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Vụ Công chức - Viên chức của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn xây dựng Đề án vị trí việc làm và giải đáp các thắc mắc của các đại biểu. Theo đó, Đề án vị trí việc làm được triển khai xây dựng tại tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ. Cụ thể, các Vụ trực thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Văn phòng Đảng đoàn thể sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các Cục trực thuộc Bộ sẽ xây dựng 02 đề án: Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
Việc xây dựng đề án vị trí việc làm phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị, đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc thù của đơn vị; mỗi vị trí việc làm phải gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp tương ứng. Việc xây dựng vị trí việc làm được thực hiện theo nguyên tắc từ đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên và phải đảm bảo đầy đủ nội dung, các mẫu biểu theo quy định.
Theo hướng dẫn, đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức gồm: thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; phân nhóm công việc để xác định vị trí việc làm và chức danh tương ứng; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí việc làm; thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động hiện có; xác định vị trí việc làm và xây dựng bảng danh mục vị trí việc làm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; xác định ngạch công chức tương ứng; xác định cơ cấu ngạch công chức và hoàn thiện đề án vị trí việc làm.
Đề án xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp gồm các bước: thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; phân nhóm công việc; xác định các yếu tố ảnh hưởng; thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức; xác định danh mục vị trí việc làm; xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; danh mục vị trí việc làm; xác định chức danh nghề nghiệp; hạng chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc ứng với danh mục vị trí việc làm; hoàn thiện đề án vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức.
Trước ngày 30/4/2015, các đơn vị gửi hồ sơ đề án vị trí việc làm (gồm văn bản đề nghị phê duyệt đề án và đề án vị trí việc làm) về Bộ (thông qua Vụ Tổ chức cán bộ). Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp đề án vị trí việc làm của Bộ, trình Lãnh đạo Bộ, gửi Bộ Nội vụ trước ngày 30/6/2015.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.