Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 21/03/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh tiếp Đoàn chuyên gia Diễn đàn pháp quy hạt nhân (RCF)


 Ngày 17/3/2015, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Chu Ngọc Anh đã tiếp Đoàn chuyên gia Diễn đàn pháp quy hạt nhân (RCF) trong chương trình công tác của Đoàn tại Việt Nam.

 

Đoàn RCF đến Việt Nam lần này, do ông Jean-Luc LACHAUME, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan pháp quy hạt nhân Pháp (ASN), Chủ tịch RCF là Trưởng đoàn; có ông Bismark Mzubanzi Tyobeka, Giám đốc điều hành Cơ quan pháp quy Nam Phi (NNR); ông Grzegorz Rzentkowski, Giám đốc Ban An toàn hạt nhân IAEA và ông Mamoru Maeoka, Ban An toàn hạt nhân IAEA. Tham dự buổi tiếp còn có Phó Cục trưởng Cục ATBXHN Dương Quốc Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Lê Thị Việt Lâm.
Tại buổi tiếp, ông Jean-Luc LACHAUME đã cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Ông đã giới thiệu với Thứ trưởng về RCF và mục đích của RCF nhằm tăng cường phối hợp giữa các nước thành viên trong việc hỗ trợ phát triển hạ tầng pháp quy đối với cơ quan pháp quy tại các nước mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân. Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng một cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập, có đủ năng lực và thẩm quyền trong đảm bảo sự thành công của chương trình điện hạt nhân quốc gia. Ông Jean-Luc LACHAUME đã thông báo với Thứ trưởng về kết quả ngày làm việc đầu tiên của Đoàn với Cục ATBXHN về hiện trạng phát triển hạ tầng pháp quy hạt nhân của Việt Nam và kế hoạch hành động RCF đối với Cục.


Đoàn RCF cũng chia sẻ việc xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập, đủ năng lực và thẩm quyền là quá trình lâu dài, cần có lộ trình và sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Đoàn cũng nhấn mạnh đến 2 yếu tố để góp phần vào sự thành công. Một là cần xây dựng một chương trình đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, về vấn đề này IAEA cam kết hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực cho cơ quan pháp quy. Hai là, tạo sự công khai và minh bạch của cơ quan pháp quy hạt nhân, đạt được chấp thuận của công chúng đối với các quyết định và trong các giai đoạn khác nhau của phát triển điện hạt nhân là rất quan trọng.
Thứ trưởng đã bày tỏ sự cám ơn chân thành và đánh giá cao sự giúp đỡ của IAEA nói chung trong phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình và phát triển điện hạt nhân của Việt Nam và RCF nói riêng trong hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng pháp quy hạt nhân. Là một nước mới bắt đầu điện hạt nhân, Việt Nam xác định vấn đề an toàn và một cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập, có đủ năng lực và thẩm quyền là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thứ trưởng cũng cho biết, từ năm 2009, Việt Nam đã thực hiện đánh giá pháp quy tích hợp và năm 2015 đoàn IRRS follow-up đã vào Việt Nam đánh giá các thay đổi tích cực theo các khuyến cáo trong phát triển hạ tầng pháp quy hạt nhân. Luật Năng lượng nguyên tử đã được tiến hành nghiên cứu sửa đổi theo các khuyến cáo của đoàn, thực tiễn hiện nay và thông lệ quốc tế nhằm giải quyết các bất cập và tăng cường hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia trong thanh tra, cấp phép, thanh sát… 
Thứ trưởng mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa 2 bên và hợp tác với các nước phát triển điện hạt nhân trong khuôn khổ RCF trong lĩnh vực pháp quy hạt nhân./.
Lượt xem: 94



BÀI VIẾT KHÁC
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Ngày 18/12/2024
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngày 16/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0