Đó là chủ đề Hội thảo do Bộ KH&CN phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới (WIPO ) tổ chức tại Hà Nội ngày 12.5.2015, thu hút khoảng 60 đại biểu từ các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi về những nét giao thoa của vấn đề SHTT, cạnh tranh và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Đây là những vấn đề rất quan trọng, có mối liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, mối quan hệ giữa các yếu tố này chưa được quan tâm thúc đẩy thỏa đáng, dẫn đến việc thực thi luật pháp trong SHTT, chính sách cạnh tranh và chuyển giao công nghệ còn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra. Việc các cơ quan hữu quan có chức năng cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra các biện pháp xử lý hữu hiệu vấn đề này là cần thiết.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh khẳng định: SHTT được thừa nhận là động lực phát triển kinh tế và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội. SHTT không tồn tại độc lập mà gắn bó chặt chẽ với hoạt động thương mại, trong đó có cạnh tranh và chuyển giao công nghệ. Tài sản trí tuệ, quyền SHTT tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ, đồng thời, những lợi ích của chuyển giao công nghệ cũng góp phần khuyến khích sáng tạo tài sản trí tuệ. Quyền SHTT là một trong những yếu tố giúp hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh là một trong những động lực thúc đẩy sáng tạo trí tuệ và bảo hộ quyền SHTT. Bên cạnh đó, thực hiện những độc quyền SHTT có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cạnh tranh. Như vậy, sự giao thoa giữa SHTT với chuyển giao công nghệ và cạnh tranh là vốn có. Với nhiều nước trên thế giới, việc điều chỉnh sự giao thoa này bằng chính sách pháp luật không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, ở nước ta, SHTT chưa thực sự được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các hoạt động thương mại, và sự giao thoa giữa SHTT với chuyển giao công nghệ và cạnh tranh chưa được nhìn nhận thỏa đáng. Chính sách, cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa SHTT với chuyển giao công nghệ, cạnh tranh chưa đầy đủ và thực tiễn còn không ít vướng mắc, bất cập. Hội thảo là cơ hội quý cho các nhà khoa học, quản lý trao đổi và đề xuất hướng hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy quản lý một cách hiệu quả các vấn đề SHTT, chính sách cạnh tranh và chuyển giao công nghệ cũng như có các dự báo phù hợp cho mối quan hệ giữa các yếu tố nêu trên.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
PhuthoPortal - Ngày 12/12/2024, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
baophutho.vnĐể nâng cao tỷ lệ thanh toán trực tuyến đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, ngày 10/12, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5403/UBND-NCKS gửi các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn về việc tăng cường thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Phú Thọ.