Ngày 16/12/2014, Bộ KH&CN đã công bố quyết định của Chính phủ thành lập Ban chủ nhiệm chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2014-2019 để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Nam bộ.
Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2014-2019 mà trọng tâm là “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ” đã được trình bày tại hội thảo “Chương trình KH&CN Tây Nam bộ - tầm nhìn và trách nhiệm” tổ chức hôm nay tại Cần Thơ.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, đồng chủ nhiệm chương trình trên kiêm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói rằng Chính phủ muốn khu vực này phát triển xứng tầm hơn, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập sâu rộng sắp tới. Trước mắt, Ban chủ nhiệm sẽ rà soát, đánh giá lại toàn diện tất cả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ từ trước đến nay ở Tây Nam bộ. “Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xem có thể kế thừa được cái nào và phát hiện ra những vấn đề gì cho giai đoạn tới, làm luận cứ cho phát triển vùng Tây Nam bộ theo hướng nhanh, bền vững và phát huy được lợi thế của vùng,” ông Thắng cho biết. Về kinh tế, cần rà soát, đánh giá lại những mô hình về dịch chuyển cơ cấu kinh tế; mô hình liên kết sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công, nông nghiệp; dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; dịch vụ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp; phát triển du lịch…
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong quá trình đánh giá, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề liên kết vùng vì khu vực Tây Nam bộ có một vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng và cả nước nói chúng. “Chúng ta cần phải xem xét để xác định lợi thế của từng địa phương trong vùng, chẳng hạn địa phương nào có lợi thế về lúa gạo thì tập trung cho sản xuất lúa gạo; những địa phương ven biển thì tập trung cho thủy hải sản và những địa phương có thế mạnh về sản xuất cây ăn trái, thì có hướng ưu tiên,” ông Thắng cho biết.
Theo ông Thắng, sau năm 2015, chương trình sẽ đi vào những lĩnh vực rất cụ thể nhằm giúp khu vực Tây Nam bộ phát triển đồng bộ về mọi mặt. Với sản phẩm lúa gạo chẳng hạn, phải cụ thể hóa bằng những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị. Tương tự, con tôm hay sản phẩm cây ăn trái cũng phải hình thành chuỗi liên kết, từ cung ứng đầu vào sản xuất, đến chế biến và xuất khẩu.
Ban chủ nhiệm chương trình KH&CN cấp quốc gia 2014-2019 gồm có 7 thành viên, trong đó có 2 người đồng giữ chức chủ nhiệm là ông Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và ông Phan Thanh Bình (Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM); Phó chủ nhiệm là ông Dương Quốc Xuân (Phó trưởng ban, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ); 4 Ủy viên, gồm ông Trần Việt Thanh (Thứ trưởng Bộ KH&CN), ông Lê Mạnh Hùng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi), ông Châu Trần Vĩnh (Phó cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước) và ông Lê Việt Dũng (Phó hiệu trưởng trường đại học Cần Thơ).
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.