Hội thảo “Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”
Hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo phục vụ công tác quản lý, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng và xây dựng chính phủ điện tử nói chung, trong khuôn khổ Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Dự án FIRST) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, ngày 6/10, tại Hà Nội, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”.
TS. Kiseok Choi - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Thông tin KH&CN thuộc Viện Thông tin KH&CN Hàn quốc (KISTI) phát biểu tại Hội thảo
Tới tham dự Hội thảo, về phía đại biểu quốc tế có: TS. Kiseok Choi - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Thông tin KH&CN thuộc Viện Thông tin KH&CN Hàn quốc (KISTI); TS. Shi Idetaka TAKASUGI - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Thông tin,Tổng cục KH&CN Nhật Bản (JST); TS. Hyuck Jai Lee - Trung tâm Nghiên cứu Thông tin tương lai, Viện Thông tin KH&CN Hàn quốc (KISTI). Đại diện cho ban tổ chức có: Bà Nguyễn Thị Thu Oanh - Phó giám đốc Ban quản lý Dự án FIRST, ông Đào Mạnh Thắng - Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; ông Cao Minh Kiểm - điều phối viên Tiểu Dự án FIRST; cùng sự có mặt của hơn 100 đại biểu đến từ các Sở KH&CN, các Vụ quản lý, các Viện nghiên cứu của các Bộ, ban/ngành, doanh nghiệp về công nghệ thông tin.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Đào Mạnh Thắng cho biết: “Bên cạnh các nguồn lực về con người, tổ chức, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, thông tin KH&CN đang dần trở thành một trong những nguồn lực chính, giữ vai trò then chốt trong việc phục vụ cho công tác quản lý cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN. Vì vậy, đối với ngành KH&CN, nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, trong đó, công tác thông tin KH&CN được lãnh đạo Bộ xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới”.
Theo thống kê, tại các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và đang sử dụng khoảng trên 10.000 CSDL khác nhau về KH&CN, chủ yếu là các CSDL như: các bộ sưu tập, thư viện điện tử về các tài liệu KH&CN phục vụ cho công tác chuyên môn của các Bộ, ngành, các đơn vị, các Sở KH&CN. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn quốc, các CSDL cung cấp các thông tin về nguồn lực KHCN, về kết quả hoạt động KHCN còn tản mạn và chưa có sự kết nối với nhau. Chính vì vậy, Luật KH&CN năm 2013 và tiếp đó là Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN đã xác định rất rõ nhiệm vụ xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm mục đích cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất về hoạt động KH&CN của đất nước, góp phần công khai, minh bạch hóa các hoạt động về KH&CN cũng như tránh trùng lặp trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã có dịp trao đổi và thảo luận về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Cụ thể, các đại biểu đã được nghe phần giới thiệu của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam về: Hệ thống thông tin của Hàn Quốc; Các hệ thống quản lý KH&CN quốc gia hỗ trợ chu trình nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản; Hệ thống phân tích cạnh tranh (COMPAS) và phát hiện cơ hội công nghệ (TOD), những dịch vụ trực tuyến hỗ trợ người dùng ra quyết định đối với các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển; Ngoài ra, hiện trạng CSDL về KH&CN quốc gia hiện nay trong việc phát triển Chính phủ điện tử cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập đến trong hội thảo.
Hội thảo cũng là cơ hội để các đại biểu cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quốc tế và trong nước với các chuyên gia đến từ những đơn vị có uy tín, nhiều kinh nghiệm về việc xây dựng các CSDL về KH&CN cũng như về những kinh nghiệm và cách thức xây dựng hệ thống thông tin về KHCN quốc gia mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang áp dụng trong nhiều năm qua, từ đó đề xuất những phương hướng, cách thức nhằm triển khai, xây dựng CSDL quốc gia về KHCN và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028