Tại Diễn đàn CEO 2019 được tổ chức gần đây tại Hà Nội với chủ đề “Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động”, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã khẳng định “câu chuyện đổi mới sáng tạo không chỉ diễn ra ở một thời điểm” và “ngay cả khi thành công, chúng ta vẫn cần đổi mới hàng ngày”.
Từ thực tiễn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay cho thấy, nếu thiếu đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp sẽ khó có thể trụ vững lâu dài. Có thể thấy rõ điều này đối với trường hợp của Nokia. Thứ trưởng cho biết, một thời cả đất nước Phần Lan tập trung nguồn lực để nghiên cứu, phát triển sản phẩm của Nokia. Tuy nhiên, khi họ ngừng thay đổi, nó sụp đổ. Một ví dụ khác được Thứ trưởng nêu ra, đó là Yahoo. Giờ đây, Yahoo đã trở thành quá khứ.
Đối với doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo là rất cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý một số “công đoạn” trong quá trình đổi mới này. Theo Thứ trưởng, cấp độ đơn giản nhất là đầu tư tiền bạc để mua sắm thiết bị, thay đổi dây chuyền sản xuất. Các doanh nghiệp hiểu rất rõ điều này vì khi làm việc trên dây chuyền cũ, sản phẩm không thể cạnh tranh được với thế giới. Vì thế, “đây cũng là giai đoạn được hầu hết doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhuần nhuyễn”.
Tuy nhiên nếu chỉ đổi mới dây chuyền thì mới chỉ tận dụng được lợi thế cạnh tranh về nhân lực, tài nguyên, nhiên liệu nên bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển sang bước thứ hai - đó là “hấp thụ công nghệ”, nhất là khi doanh nghiệp có đủ tiềm lực - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Để giải thích rõ hơn điều này, Thứ trưởng cho biết: Máy móc, hệ thống dây chuyền, công nghệ khi được mua về cần phải được nắm bắt và cải tiến theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Khi đó, việc sử dụng công nghệ sẽ linh hoạt hơn, đơn vị sử dụng làm chủ công nghệ tốt hơn và công nghệ sẽ được phát huy giá trị hơn.
Sau giai đoạn này, các doanh nghiệp phải tiến đến bước tiếp theo: Nếu không có người bán công nghệ, doanh nghiệp sẽ tự nghiên cứu, phát triển công nghệ mà mình cần. "Mỗi doanh nghiệp dù nhỏ hay vừa, dù giữ vai trò đầu tàu hay trong bất cứ vị trí, lĩnh vực nào đều phải chọn lựa quy trình hợp lý cho đổi mới sáng tạo", Thứ trưởng cho biết và lưu ý, đổi mới sáng tạo không đơn thuần là đổi mới công nghệ mà còn là đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh.
Theo Thứ trưởng, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ nên tập trung đầu tư bước 1 và 2, còn đối với doanh nghiệp lớn được xem như “đầu đàn” thì nên đầu tư cho giai đoạn 3 của quá trình đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng cũng đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp KH&CN là nên hướng đến những công nghệ mới nhất của thế giới. Hiện đã có chính sách khuyến khích từng nhóm doanh nghiệp hướng đến việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy trao đổi về những “bước đi” cần thiết của quá trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Diễn đàn CEO được tổ chức thường niên từ năm 2011. Năm nay, Diễn đàn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Lãnh đạo các Bộ, ngành; đại diện các đại sứ quán của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ; hơn 400 CEO của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Diễn đàn tập trung về những câu chuyện đổi mới, sáng tạo từ thế giới đến Việt Nam, phân tích xu thế tất yếu và giá trị của đổi mới sáng tạo đối với sự tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua trao đổi thảo luận của đại diện các doanh nghiệp cho thấy, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong mô hình quản lý, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp hay nâng cấp/thay thế công nghệ sản xuất đều mang lại giá trị hiện hữu trong các chỉ số tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện rõ hơn vai trò và giá trị của đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, góp phần cải thiện chỉ số sáng tạo của nền kinh tế trong các thang bậc đánh giá của quốc tế./.
Theo most.gov.vn
Chiều ngày 02/01/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác Vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Sáng ngày 31/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình phát triển giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh bạc lá BT7KBL-02 phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa tại Phú Thọ. Dự án do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện.
Cơ chế tài chính, đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và nguồn lực từ hợp tác quốc tế. Thời gian tới, ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Ngày 30/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống: Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và khai thác giá trị nhà cổ Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ) chủ trì thực hiện
Sáng ngày 27/12/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trường THPT Công nghiệp Việt Trì chủ trì thực hiện.
Sáng ngày 26/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Đánh giá thực trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, đề xuất mô hình can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị tại tỉnh Phú Thọ”.