Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao các Bộ KH&CN, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình KH&CN Tây Nam Bộ, trước hết là ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả các đề tài nghiên cứu KH&CN về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy hải sản; trên cơ sở đó đề xuất các đề tài KH&CN mới nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế các mặt hàng nông lâm, thủy hải sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, tạo tiền đề cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn gọi là Tây Nam Bộ, một vùng rộng lớn và trù phú, với diện tích tự nhiên gần 40.000 km2, trong đó có khoảng 65% diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; dân số trên 18 triệu người. ĐBSCL là vùng kinh tế, văn hóa, chính trị đặc biệt quan trọng của khu vực phía Tây Nam Tổ quốc, được xác định là 1 trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Vùng ĐBSCL dù chưa được khai thác đầy đủ nhưng đã đóng góp cho cả nước khoảng trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, 65% sản lượng thủy sản.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ đã được Bộ KH&CN phê duyệt. Chương trình sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN. Chương trình sẽ triển khai các giải pháp về KH&CN phục vụ phát triển Tây Nam Bộ bền vững, phù hợp với đặc thù và thế mạnh của vùng. Chương trình có tính đến bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Chương trình sẽ đi vào những lĩnh vực rất cụ thể nhằm giúp khu vực Tây Nam Bộ phát triển đồng bộ về mọi mặt, sẽ xem xét đánh giá lại những mô hình về dịch chuyển cơ cấu kinh tế; mô hình liên kết sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công, nông nghiệp; dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; dịch vụ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp; phát triển du lịch.
Ngày 18/7/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được tổ chức theo hình thực trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 148 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
PhuthoPortal - Việc hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới đã mở ra không gian phát triển kinh tế rộng lớn hơn, giúp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
PhuthoPortal - Ngày 16/7/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn các xã Long Cốc, Xuân Đài, Thu Cúc, Lai Đồng và Văn Miếu.
PhuthoPortal - Chiều ngày 15/7/2025, Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ Nhất. Các đồng chí: Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND tỉnh; Bùi Văn Trường - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; Đỗ Thị Ngọc Ánh - Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 14/7/2025, đồng chí Nguyễn Phi Long - Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thăm và làm việc tại xã Thu Cúc.
PhuthoPortal - Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới mang trong mình 3 mạch nguồn văn hóa - lịch sử - sinh thái đặc sắc, là nơi hội tụ của di sản Hùng Vương linh thiêng, đô thị công nghiệp hiện đại và không gian du lịch sinh thái bản địa nguyên sơ. Đây chính là cơ hội, nền tảng để tái cấu trúc sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết vùng, định vị thương hiệu du lịch Phú Thọ, xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và bản sắc ...
Liên kết trang
0
2
0