Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 08/12/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Bộ KH&CN tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng


 Ngày 04/12/2015, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN). Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị. 


Đây là dịp để đánh giá tình hình thực hiện Luật PCTN và đề xuất các biện pháp hoàn thiện căn bản hệ thống chính sách, pháp luật về PCTN, tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. 


Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Luật PCTN cùng với những nỗ lực đổi mới trong xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý, điều hành, công tác PCTN của Bộ KH&CN đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và công tác điều hành thuộc trách nhiệm của Bộ, cũng như nhận thức của cán bộ, công chức đối với công tác PCTN. Báo cáo đã đề cập đầy đủ, chi tiết kết quả thực hiện công tác PCTN trên các phương diện: Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, Chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, mô hình tổ chức các cơ quan PCTN và sự phối hợp công tác giữa các cơ quan PCTN; Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN;…

Theo đó, triển khai thực hiện Luật PCTN trong công tác quản lý hoạt động KH&CN, Bộ KH&CN đã thực hiện việc xây dựng các cơ chế quản lý KH&CN theo hướng công khai, minh bạch trong “xét, tuyển chọn, giao trực tiếp, tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN và việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN” nhằm loại bỏ, sửa đổi những văn bản không còn phù hợp với thực tiễn quản lý của ngành và xác định đây là khâu quan trọng cho công tác đấu tranh PCTN, cải cách hành chính của Bộ. Đồng thời, Bộ đã ban hành 06 văn bản trực tiếp hướng dẫn, thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; dự thảo trình Quốc hội, Chính phủ rất nhiều văn bản quan trọng; phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ một số đề án;… 

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong công tác quản lý luôn được Bộ chú trọng thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, công khai, minh bạch trong hoạt động chung qua việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, ban hành quy chế làm việc; thông báo công khai việc tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thông báo công khai việc hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu đổi mới công nghệ trên các báo, mạng thông tin KH&CN Việt Nam, mạng thông tin KH&CN của Bộ; xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng;… 

Bộ KH&CN đã thực hiện 30 cuộc thanh tra hành chính gắn với các nội dung thanh tra về thực thi Luật PCTN và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại 30 đơn vị của Bộ; thanh tra 41 nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, 2 tổ chức KH&CN và 01 Chương trình KH&CN;…

Điển hình trong việc công khai, minh bạch khi xét, tuyển chọn, tài trợ và đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 10 năm qua như: Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đã đăng tải toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình xét chọn, nghiệm thu trên website của Quỹ; Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi đã thu hồi kinh phí đối với 36 dự án do không sử dụng hết hoặc chi sai quy định; Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên tổ chức xét chọn 400 đề tài độc lập cấp nhà nước/quốc gia và đã tổ chức nghiệm thu cho gần 330 đề tài;…

Có thể nói, trong 10 năm qua, với những chỉ đạo của Ban Cán sự, Đảng ủy và Lãnh đạo Bộ cùng với nỗ lực của các tổ chức đoàn thể chính trị trong Bộ và của các cán bộ, công chức trên từng vị trí công tác, công tác PCTN đã có những kết quả tích cực về cả nhận thức và hành động. So với trước khi có Luật PCTN, công tác PCTN đã có bước tiến quan trọng, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ nhất là việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Luật KH&CN và việc công khai, minh bạch trong hoạt động KH&CN,… 


Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN báo cáo tại Hội nghị

Tuy nhiên, theo ông Trần Minh Dũng, hiệu quả của công tác PCTN còn chưa cao, cụ thể: công tác tự rà soát, phát hiện tham nhũng trong từng đơn vị còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức, kể cả thủ trưởng đơn vị đối với công tác này chưa cao hoặc chưa đầy đủ,… Để nâng cao hiệu quả của công tác PCTN trong thời gian tới, Bộ KH&CN kiến nghị Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội quan tâm, tập trung việc sửa đổi, bổ sung Luật PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn về công tác PCTN nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả thực hiện các giải pháp PCTN; đổi mới các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ,…; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài KH&CN;… 
Lượt xem: 81



BÀI VIẾT KHÁC
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Ngày 18/12/2024
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngày 16/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0