Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Suốt cả cuộc đời, Người đã cống hiến, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc, hoà bình của nhân dân. Kỷ niệm lần thứ 124 ngày sinh của Bác, đọc lại Di chúc thiêng liêng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; chúng ta càng thấm nhuần sâu sắc hơn những tư tưởng lớn của bậc vĩ nhân.
Trong Di chúc, điều Bác căn dặn trước hết là về Đảng. Người viết: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Không phải chỉ đến Di chúc Bác mới đề cập đến vấn đề xây dựng tổ chức Đảng, mà trong cuốn Sửa đổi làm việc (1947), Người cũng đã thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh mà đảng viên và các tổ chức Đảng thường mắc phải như: Bệnh chủ quan, thói ba hoa, quan liêu, lãng phí, chuộng hình thức, hư danh..., những thói hư tật xấu ấy sẽ làm băng hoại đạo đức cách mạng. Vì thế, cần phải trau dồi phẩm chất cách mạng, thắt chặt tinh thần đoàn kết, nghiêm khắc tự phê bình và phê bình để Đảng ngày càng trong sạch. Người từng viết: "Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí. Cũng như người có bệnh nếu giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc để bệnh lâu ngày nặng thêm, nguy hiểm đến tính mạng. Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính”. Thực tế đã chứng minh, ở đâu cơ sở Đảng làm tốt nhiệm vụ của mình, đảng viên gương mẫu đi đầu trong mọi công việc thì luôn được nhân dân tin yêu, kính trọng, yên tâm trao quyền lãnh đạo và tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo của mình.
Những lời viết trong Di chúc đến nay vẫn luôn mang tính thời sự, bởi Người đã nói trúng, nói đúng vào những vấn đề trọng tâm, cốt yếu, có tính muôn thuở là bài học về đạo đức cách mạng. Nếu không có tinh thần đoàn kết, yêu thương thì không thể tạo ra sức mạnh, thậm chí lại là cơ hội cho chủ nghĩa cá nhân, chia bè kết cánh, tham quyền cố vị nảy sinh. Nội dung này của Di chúc cũng là vấn đề cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Vì vậy, để Đảng thật sự trong sạch, đòi hỏi mỗi đảng viên phải ý thức rõ về vai trò, sứ mệnh của mình, thấy được ý nghĩa cao cả khi được đứng vào hàng ngũ tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được nhân dân tin yêu, ngưỡng mộ. Trong Đảng phải thực hành tiết kiệm, dân chủ, công khai, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện sai trái, tiêu cực. Và một trong những phẩm chất quý báu, một yêu cầu tiên quyết của người đảng viên là phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Đạo đức ấy là lòng yêu Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân, chia sẻ vui buồn với quần chúng, sống chan hoà, gương mẫu, có lòng vị tha, nhân ái... Đạo đức cách mạng của mỗi người là tấm gương để cá nhân khác soi vào, tự răn mình phải sống tốt hơn, sống có ý nghĩa, có lý có tình, phù hợp với thuần phong mỹ tục, với đạo lí, truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Trong kho tàng văn hóa của nhân loại, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lối sống giản dị đã trở nên quá đỗi thân quen, gần gũi. Người đã để lại tấm gương đạo đức cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập và làm theo. Cuốn sách “Bác Hồ với Phú Thọ - Phú Thọ làm theo lời Bác” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005, có viết: Tỉnh Phú Thọ có vinh dự lớn được đón Bác nơi dừng chân trên đường ra chiến dịch và được đón Người sau chiến thắng Điện Biên trở về; Bác dừng chân ở Đền Hùng, căn dặn bộ đội trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Sau ngày hòa bình, dù bận trăm công nghìn việc, Bác nhiều lần đi thăm, làm việc tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường, HTX, đơn vị LLVT; viết nhiều bài báo, gửi thư khen, biểu dương phong trào cách mạng của tỉnh. Đọc lại tư liệu trên báo chí về thời gian Người dừng chân ở Cổ Tiết, Chu Hóa, Yên Kiện trên đường lên chiến khu Việt Bắc năm 1947, hay các chuyến Bác về thăm khu công nghiệp Việt Trì, thăm đảng bộ và nhân dân Phú Thọ, thăm HTX Nam Tiến - Lâm Thao, HTX Đồng Tâm - Đoan Hùng, xã Đào Xá - Thanh Thủy; nhà máy Su-pe Lâm Thao, nhà máy chè Phú Thọ…; lần giở các trang hồi ký, chuyện kể của những cá nhân có vinh dự được gặp Bác ngày ấy, ta càng dưng dưng xúc động về sự quan tâm, tình cảm của Người với đất Tổ Hùng Vương, về sự gần gũi, giản dị mà vĩ đại của Bác. Dường như, những điều này được nhà thơ Tố Hữu khái quát sinh động trong trường ca Theo chân Bác: Bác vẫn đi kia...giữa cánh đồng/ Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông... / Bác vẫn về kia... những sớm trưa/ Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ…
Đầu năm 2012, Đảng ta ban hành nghị quyết Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, trong hơn hai năm qua, chúng ta đã nỗ lực thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, như lời căn dặn và mong muốn cuối cùng của Bác trước lúc đi xa. Kính yêu Bác, học tập và làm theo đạo đức của Người, mỗi chúng ta như được soi vào một tấm gương để thấy tâm hồn, nhân cách và việc làm của mình tốt đẹp hơn.
Kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 45 năm thực hiện Di chúc của Người, chúng ta dạt dào thương nhớ và thầm nguyện với Bác làm theo tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân nói đi đôi với làm của Người.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
(Bác ơi- Tố Hữu)
Không thể khác: Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn! Đó là chân lý.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ