Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 22/05/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Yên Lập: Tạo bước chuyển từ kinh tế đồi rừng


Kinh tế đồi rừng được xác định là một trong ba khâu đột phá  phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lập. Những năm qua Yên Lập đã tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đồi rừng, tạo bước chuyển đáng kể cho kinh tế - xã hội.

Khai thác tiềm năng để làm giàu

Là huyện miền núi, diện tích đất đồi rừng của Yên Lập chiếm 77% diện tích tự nhiên. Hiện nay, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã được quy hoạch, phân định, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả trên 33.600ha, trong đó, đất rừng phòng hộ là trên 8.400 ha, đất rừng đặc dụng 330ha, đất rừng sản xuất là gần 25.000ha, độ che phủ rừng đạt trên 68%, hàng năm cho khai thác khoảng trên 70.000m3 gỗ, 145.000 Ste củi và nhiều loại sản phẩm từ rừng như vỏ quế, măng, nứa…Các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như chè được khẳng định là cây trồng chủ lực, với diện tích trên 1.800ha, năng suất đạt 82 tạ/ha. Bên cạnh đó, diện tích rừng trồng cũng tăng dần hàng năm, diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ được phục hồi nhanh chóng làm tăng năng lực phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay toàn huyện có 10 trang trại lâm nghiệp và trang trại sản xuất - kinh doanh tổng hợp, với tổng vốn đầu tư khoảng 16 tỷ đồng, cùng với  diện tích đất vườn trại, gia trại đã cung cấp một lượng hàng hóa lớn cho thị trường. Phát huy lợi thế của đồi rừng, ngành chăn nuôi của Yên Lập đã từng bước phát triển, với đàn trâu bò, hàng năm chu chuyển thành hàng hóa gần 4.000 con, sản lượng trên 600 tấn. Việc tận dụng các khe suối đắp hồ giữ nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã tạo ra diện tích khoảng 500 ha nuôi trồng thủy sản  cho năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện cũng đang từng bước hình thành và phát triển với những cơ sở chế biến chè, gỗ, mộc gia dụng tương đối quy mô. Với  bước phát triển vững chắc, năm 2013 giá trị sản xuất kinh tế đồi rừng của huyện Yên Lập đã chiếm gần 60% cơ cấu kinh tế của huyện. Nguồn lợi từ kinh tế đồi rừng đã góp phần giải quyết việc làm, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chúng tôi về xã Đồng Lạc, để tìm hiểu mô hình kinh tế đồi rừng với diện tích 73ha của anh Hạ Đình Giao - người dân tộc Mường ở khu Phú Động. Với bản chất chịu khó, anh Giao cùng với gia đình miệt mài trong gần 13 năm cho công tác khai hoang, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Đến nay, một số vạt rừng của gia đình anh đã bắt đầu đến tuổi khai thác. Khi chúng tôi đến thăm quan cũng là lúc vợ chồng anh  vừa bán một lứa gỗ keo của một vạt rừng rộng 5ha cho tổng doanh thu gần 500 triệu, trừ chi phí còn thu lãi khoảng 250 triệu đồng. Cùng với trồng rừng, gia đình anh Giao còn kết hợp chăn nuôi lợn rừng, ngựa, bò, cá, cho hiệu quả kinh tế cao, từng bước xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Đồng chí Nguyễn Hải Yến - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc thông tin thêm về một số hộ khác trong xã đã làm giàu từ rừng với thu nhập trung bình từ 70-80 triệu đồng/ha như: Gia đình ông Hoàng Tiến Hoàn, ông Đặng Văn Nguộc ở khu Minh Tân, ông Nguyễn Chí Công ở khu Thi Đua, với diện tích trồng rừng trung bình trên 20ha… Rời những khu rừng bạt ngàn màu xanh của các gia đình xã Đồng Lạc, chúng tôi đến trang trại chăn nuôi tương đối quy mô của gia đình anh Vũ Đình Bình, ở khu Đồng Chung, xã Hưng Long. Với đầu tư ban đầu hơn 600 triệu để xây dựng chuồng trại, đến nay tổng giá trị đầu tư cho mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi của gia đình anh đã lên đến  vài tỷ đồng, trung bình trong chuồng nhà anh Bình có 65 lợn nái, trên 400 lợn thịt, hàng trăm con gà cho doanh thu trên 4 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì phát triển kinh tế đồi rừng của huyện Yên Lập cũng đang có những khó khăn cần tháo gỡ.

Để chủ trương, chính sách đi vào đời sống

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập cho biết: Phát triển kinh tế đồi rừng đã mang lại hiệu quả rất tích cực, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa sản xuất vừa phòng hộ của rừng. Phương thức canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh, phần lớn các hộ gia đình trồng rừng đều trong tình trạng thiếu vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là áp dụng KHKT mới trong phát triển trồng rừng, sản xuất-kinh doanh. Một hạn chế nữa là trên địa bàn huyện hiện nay công nghiệp chế biến nông-lâm sản chưa phát triển, chủ yếu là các cơ sở chế biến công suất nhỏ, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường nên giá trị hàng hóa còn thấp.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do nhận thức về giá trị kinh tế đồi rừng của một số cấp ủy, chính quyền, đơn vị và nhân dân chưa đầy đủ, chưa xác định kinh tế đồi rừng là một ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư hoàn thiện từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác cho đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, chu kỳ cây lâm nghiệp, cây công nghiệp quá dài (từ 5-7 năm) trong khi điều kiện đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, không có thu nhập thường xuyên. Điều này khiến cho nhiều người dân chưa “mặn mà”, chưa mạnh dạn phá bỏ vườn tạp chuyển sang sản xuất chuyên canh, thâm canh để tạo bước đột phá trong phát triển trồng rừng. Việc cụ thể hóa và vận dụng chính sách của Nhà nước cho phát triển kinh tế đồi rừng còn thiếu đồng bộ; công tác quản lý rừng, đất rừng còn nhiều bất cập và chồng chéo. Hiện tượng tranh chấp, xâm lấn giữa các hộ dân với các lâm trường vẫn thường xảy ra và chưa được giải quyết dứt điểm.

Để tháo gỡ những khó khăn đó, theo ông Bùi Tiến Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện: Yên Lập tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về quản lý tài nguyên rừng, đất rừng, trong đó có quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cộng đồng dân cư khi tham gia phát triển kinh tế đồi rừng; tiến hành rà soát, quy hoạch quỹ đất đồi rừng để giao đất, cấp giấy CNQSD đất cho nhân dân ổn định lâu dài, yên tâm đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng. Đồng thời giải quyết triệt để những tranh chấp về đất rừng, xem xét việc sử dụng đất kém hiệu quả của các nông lâm trường để kiến nghị thu hồi, đấu thầu thuê hoặc giao cho dân, doanh nghiệp có năng lực sản xuất. Huyện sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản đặc biệt là các cơ sở chế biến nông lâm sản có hàm lượng công nghệ cao.

Những kết quả từ phát triển kinh tế đồi rừng của huyện Yên Lập thời gian qua đã thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là đồng bào các dân tộc nơi đây. Đó được xem như bước đột phá, tạo bước chuyển đáng kể cho nền kinh tế-xã hội của huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân ở địa bàn  miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Lượt xem: 74



BÀI VIẾT KHÁC
test
test

Test thử chức năng

Ngày 09/11/2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.

Ngày 18/10/2018
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu

Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.

Ngày 16/10/2018
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy

Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 16/10/2018
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển

“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.

Ngày 11/10/2018
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt

Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ

Ngày 08/10/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0