Dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu ứng dụng công nghệ mới ở Nhà máy chè Thanh niên, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn.
PTĐT - Khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN và đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực.
Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN được tỉnh quan tâm chú trọng, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, cơ chế để KH&CN phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Tỉnh đã dành kinh phí để đầu tư cho hoạt động KH&CN như: Nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án…; hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị; hoạt động sự nghiệp KH&CN… Các sở, ban, ngành và huyện, thành, thị cũng đã triển khai các chủ trương, chính sách, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, mục tiêu về vấn đề thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Nhờ chính sách của tỉnh, hàng năm, số lượng đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Có nhiều dự án điển hình như: Đầu tư xây dựng các Trung tâm KH&CN; mua sắm trang thiết bị tăng cường khả năng kiểm định phương tiện đo lường, thử nghiệm chất lượng hàng hóa cho Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa và tăng nhanh tỷ lệ nông lâm sản chế biến cho các cơ sở sản xuất, nhất là trong chế biến hàng hóa xuất khẩu.
Tiềm lực KH&CN của tỉnh đã được tăng cường đáng kể trên các mặt tổ chức, đội ngũ cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất. Mạng lưới các tổ chức KH&CN được tăng cường, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 120 tổ chức, trong đó có 9 tổ chức KH&CN của Trung ương, 30 trung tâm, cơ sở dịch vụ KH&CN, 2 trường Đại học, 18 trường cao đẳng và trung cấp, 30 cơ sở đào tạo, dạy nghề, 36 phòng thí nghiệm về các lĩnh vực hóa, lý, sinh học, xây dựng, giấy, thực phẩm, đồ uống, môi trường; nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN đạt trên 1.800 người. Đặc biệt đã hình thành tương đối đồng bộ hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trên lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, trong đó có nhiều Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành của Trung ương trên địa bàn tỉnh. Ngân sách chi cho sự nghiệp KH&CN của các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN ngày càng tăng. Đây là tiềm năng lớn cho sự nghiệp KH&CN của tỉnh.
Mô hình nuôi gà mía sử dụng đệm lót an toàn sinh học của anh Nguyễn Văn Kiểm ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm.
Đầu tư vào KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Xác định được điều đó, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN có tính ứng dụng cao vào thực tế, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với KH&CN, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như việc nghiên cứu công nghệ sản xuất trà cốm gạo lứt từ chè xanh kết hợp với cốm gạo lứt, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chè đậu nành túi lọc và chè râu ngô hòa tan; nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phân loại nguyên liệu chè xanh hái máy công suất 0,8 - 1 tấn/giờ, góp phần nâng cao chất lượng chè xanh, đa dạng hóa sản phẩm chè xanh chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu chè xanh Phú Thọ…
Việc đầu tư, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển vững chắc, đặc biệt đối với việc tăng năng suất, sản lượng lương thực. Nhờ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, chăn nuôi an toàn, nhiều thương hiệu đã được công nhận, bảo hộ địa lý, điển hình như: Bưởi Đoan Hùng, gà nhiều cựa Xuân Sơn, mì gạo Hùng Lô, khoai tầng vàng Thanh Sơn…
Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện hơn 120 đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng bám vào 7 lĩnh vực KH&CN trọng điểm. Các đề tài, dự án đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và đời sống, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo lập và phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, phát triển nguồn gen các cây bản địa của địa phương. Một số quy trình công nghệ, sản phẩm được nghiên cứu tạo ra đã từng bước được thương mại hóa, chào bán.
Xác định KH&CN có vai trò quyết định đến sự phát triển KT - XH, thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, xây dựng chính sách khuyến khích hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN; tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực ngoài địa phương; tỉnh cũng sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ hoạt động KH&CN. Ngành KH&CN tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đào tạo, giáo dục; tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh…
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.