Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản và sơ chế rau an toàn tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Thao
Chủ nhiệm
Triệu Việt Bắc
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

 1. Mục tiêu chung: Xây dựng 01 mô hình sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP và 01 mô hình điểm ứng dụng công nghệ bảo quản và sơ chế rau an toàn tại vùng rau an toàn của huyện Lâm Thao; Tăng cường năng lực, trình độ khoa học công nghệ cho các đơn vị được chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP làm cơ sở để nhân rộng và phát triển mô hình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp nhận 06 quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (rau ăn quả, rau ăn lá, rau ăn củ) và 03 quy trình về sơ chế, đóng gói và bảo quản rau an toàn.

- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, quy mô 02 ha.

- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản và sơ chế rau an toàn.

- Đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ: 5 - 7 kỹ sư nắm vững quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), 10 kỹ thuật viên về vận hành dây chuyền sơ chế, bảo quản rau an toàn và tập huấn cho 150 lượt nông dân về quy trình sản xuất và bảo quản, sơ chế rau an toàn theo quy trình VietGAP).


Kết quả thực hiện

 1. Điều tra, khảo sát xác định địa bàn triển khai và lựa chọn các hộ tham gia dự án

Dự án đã điều tra, khảo sát và xác định địa bàn triển khai là xã Tứ Xã huyện Lâm Thao. Dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và 01 mô hình điểm ứng dụng công nghệ bảo quản và sơ chế rau an toàn tại vùng rau an toàn bắt đầu được triển khai trên quy mô khoảng 3 ha với sự tham gia của hơn 50 hộ dân trong xã, tập trung vào một số loại rau chủ lực gồm su hào, cà chua, cải ngọt, cải bẹ Đông Dư, cải bắp, …50 hộ dân tham gia mô hình đều tuân thủ các quy trình chuyển giao công nghệ theo yêu cầu, đóng góp nhiều ngày công, vốn đối ứng khi thực hiện tham gia sản xuất rau an toàn trong vùng dự án.

2. Xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị

Đơn vị chủ trì đã xây dựng  và thiết kế kỹ thuật các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã, thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng các công trình tạo điều kiện để phát triển sản xuất rau an toàn. Cụ thể: Xây dựng trạm bơm, bể chứa nước, có dung tích từ 2.500 m3, hệ thống kênh mương tưới, tiêu, cống, đường ống dẫn nước. Cải tạo, sửa chữa nhà chế biến rau an toàn tập trung tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Sỹ - xã Tứ Xã có diện tích là 250 m2. Xây dựng nhà lưới với diện tích 3.255 m2 để sản xuất giống rau và sản xuất các loại rau cao cấp. Dự án cũng lắp đặt dây truyền rửa rau, củ quả tự động, đồng thới lắp các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác sơ chế, bảo quản rau an toàn sau thu hoạch. Máy sục rau, củ, quả với dung tích 500l nước, máy sục ozon công nghiệp, máy hàn miệng túi hút chân không, hệ thống sang rung tách nước.

3. Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ

 Dự án đã đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho huyện và cơ sở: 20 cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao, trạm Bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông, Hội Nông dân huyện và cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã sản xuất rau an toàn xã Tứ Xã tham gia dự án.

Dự án cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, trang bị và bổ sung nâng cao kiến thức cho các hộ nông dân trực tiếp tham gia dự án, giúp “Nông dân trở thành chuyên gia của chính họ”, tự tổ chức quản lý và sản xuất rau an toàn. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất rau an toàn gắn với các lớp huấn luyện cho nông dân. Mỗi lớp 1 mô hình trình diễn với diện tích 2 ha. Sau khi tập huấn, các hộ nông dân tham gia dự án đã thực hiện tốt các quy trình sản xuất, quản lý dịch bệnh, kỹ thuật ủ phân vi sinh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản rau an toàn.

Công tác chuyển giao công nghệ: Dự án được chuyển giao công nghệ  06 quy trình về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là các quy trình kỹ thuật sản xuất cải ngồng an toàn, rau mùi an toàn, cải ăn lá an toàn, bí ngồi an toàn, mồng tơi an toàn, xà lách an toàn, … Các quy trình này bao gồm thời vụ, làm đất, gieo hạt, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh,  cuối cùng là thu hoạch.

Bên cạnh đó, dự án cũng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Rau quả 03 quy trình về sơ chế, đóng gói và bảo quản rau an toàn . Các quy trình đó là quy trình công nghệ sơ chế bảo quản một số loại rau ăn củ; quy trình công nghệ sơ chế bảo quản một số loại rau ăn quả và quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản một số loại rau ăn lá, gia vị. Các quy trình này quy định các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật và trình tự các bước thực hiện trong quá trình sơ chế bảo quản một số loại rau ăn quả, ăn củ, ăn lá, gia vị. Các quy trình này thực hiện theo các bước: thu hái; lựa chọn, phân loại; làm sạch; xử lý; làm khô; đóng bao bì; bảo quản sản phầm; tiêu thụ sản phẩm.

4. Xây dựng mô hình và quảng bá, giới thiệu sản phẩm

Dự án đã xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn gồm 01 mô hình sản xuất vùng rau an toàn, 01 mô hình sơ chế, bảo quản rau an toàn đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi tung ra thị trường.

Sau khi triển khai dự án, đơn vị chủ trì đã mạnh dạn đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm rau an toàn , mở chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sản xuất, qua đó đưa các sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng thông qua các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các chợ đầu mối, đặc biệt là thị trường Hà Nội với nhu cầu rất lớn. 


Thời gian
T6/2014 - T6/2016
Kinh phí
Lượt xem: 321



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0