Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 05/07/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng mô hình học tập suốt đời ở Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp


 Học tập suốt đời là một trong những nội dung cốt lõi, xuyên suốt trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập. Học tập suốt đời làm cho con người ta ý thức đầy đủ về bản thân và môi trường xung quanh, có một vai trò xã hội trong việc làm, trong cộng đồng. Học tập suốt đời được hiểu đơn giản là việc tích lũy hàng ngày kiến thức, kinh nghiệm xã hội - lịch sử thông qua những hình thức học tập chính quy, không chính quy, phi chính quy để mỗi người tự "Làm giàu" vốn kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ tiếp thu được những giá trị, nâng cao năng lực làm chủ bản thân, làm chủ tri thức mới, làm chủ kỹ thuật và công nghệ mới để luôn thích ứng với những biến đổi mau lẹ của xã hội trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chứng kiến lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh và Sở GD-ĐT ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2018.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chứng kiến lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh và Sở GD-ĐT
ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2018.


Trong quá trình học tập suốt đời mỗi người phải biết phát triển những năng khiếu bẩm sinh, đồng thời phải tập luyện để có những năng lực mới, đòi hỏi sự nỗ lực hàng ngày, nếu kiên trì học tập, con người sẽ có được những niềm vui của sự khám phá…

Ở Việt Nam, khái niệm về một xã hội học tập, học tập suốt đời đã được sử dụng từ lâu. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã mong muốn dân ta ai cũng được học hành và bản thân Người là điển hình về sự học tập bền bỉ trong suốt cuộc đời hoạt động. Triết lý học tập của Người là học không bao giờ cùng. Học để mà làm và khi làm có học, học không có mục đích tự thân mà học vì sự phát triển, sự tiến bộ của con người, của loài người.

“Học không bao giờ cùng
Học để tiến bộ mãi
Càng tiến bộ, càng thấy cần phải học thêm”.


(Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 5 - NXB Sự thật - Hà Nội, 1985, trang 213).

Tinh thần hiếu học của Bác được gói vào 3 điều ham muốn: Ham học, ham làm, ham hiểu biết. Người rất tâm đắc với câu nói của Khổng Tử: "Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện" (Học không biết chán, dạy không biết mỏi) và Người luôn giữ một luận điểm quan trọng về học suốt đời là không chỉ học trong trường lớp, mà phải học trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu tranh cách mạng, học dân, coi dân là thầy… Tư tưởng học suốt đời của Bác là sự kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Từ xa xưa ông cha ta đã dạy: “Nhân bất học bất chí lý” (Người không học không hiểu biết), truyền thống hiếu học gắn với "Tôn sư trọng đạo" và coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”… Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Người khẳng định “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Để đạt được mục tiêu này, nội dung giáo dục phải đảm bảo tính dân tộc, tính quần chúng và tính hiện đại. Trong đó người đặc biệt chú trọng đến giáo dục - đào tạo cán bộ trên cả hai mặt “Đức” và “Tài”, lấy “Đức” làm cơ sở cho tài năng phát triển. Chủ trương học tập suốt đời của Bác rất phù hợp với quan điểm về 4 trụ cột giáo dục hiện đại của UNESCO ngày nay: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người". Đối với mỗi công dân trong xã hội học tập thì vấn đề học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, học thường xuyên phải được diễn ra trong suốt cuộc đời. Bởi bản thân cuộc sống là quá trình học tập liên tục, mỗi người cần có cơ hội riêng cho việc học tập của mình, từ học văn hóa đến học chuyên môn nghiệp vụ để đuổi kịp những thay đổi nhanh chóng của một nền kinh tế tri thức mang tính toàn cầu và nó giúp mỗi người điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với hoàn cảnh riêng từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Như vậy học tập suốt đời có thể bao gồm cả việc học có mục đích và học ngẫu nhiên, học chính quy (qua các trường lớp đào tạo cơ bản), không chính quy (các hệ đào tạo tại chức, từ xa, các trung tâm học tập thường xuyên…) và phi chính quy (trung tâm học tập cộng đồng, thư viện, sách báo, học hỏi những người xung quanh…).

Phú Thọ, mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống hiếu học, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo đã nhanh chóng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đa dạng hóa các hình thức học tập… Chính quyền các cấp đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách cho các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng… Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ khoa học, bám sát nguyên tắc “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của V.I.Lê nin và tư tưởng về học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhân tố quan trọng để hướng tới một xã hội học tập ở Phú Thọ đã được hình thành…

Việc nghiên cứu, đề xuất mô hình học tập suốt đời ở Phú Thọ là một việc làm rất cần thiết để thực hiện có hiệu quả Quyết định 281/QĐ - TTg, ngày 20 tháng 02  năm 2014 và Kế hoạch 2577/KH - UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng phải được cụ thể hóa trên cơ sở bộ tiêu chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt (Quyết định 448/QĐ - KHVN, ngày 01 tháng 12 năm 2016) và phù hợp với điều kiện thực tiễn của một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế - xã hội còn  nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, đâu đó một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm lãnh, chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, chưa tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, quan tâm đến các hoạt động giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài… Vẫn còn một bộ phận thỏa mãn với kiến thức đã học trong các trường lớp, cơ sở đào tạo, chạy theo việc học để hoàn thiện bằng cấp đủ điều kiện thăng tiến, không chịu nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, kiến thức, kỹ năng hội nhập và chung sống… Lại có một bộ phận biểu hiện ngại học, không có ý thức học  tập thường xuyên, học suốt đời nên trở thành bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với "Guồng quay" hối hả của cuộc sống quanh ta trong thời kỳ hội nhập và đổi mới. Song nhìn chung mô hình công dân học tập, học tập suốt đời đã được định hình khá rõ nét. Qua điều tra khảo sát cho thấy phong trào thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã và đang có sự lan tỏa mạnh mẽ trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng. Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã trở thành nhu cầu cần thiết cho mỗi người. Muốn đẩy mạnh học tập suốt đời và xây dựng thành công xã hội học tập thì sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc của tổ chức, cơ quan, đoàn thể, của mọi người dân, gia đình, dòng họ và cộng đồng là yếu tố quyết định.

Tuy nhiên để có một xã hội học tập thực sự ở Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng cần phải được nghiên cứu, tổ chức thực hiện một cách bài bản, khoa học. Phải nhận thức rõ hơn về tác động của học tập suốt đời mang lại những lợi ích, những giá trị thiết thực cho mỗi công dân, cho từng gia đình, dòng họ, cộng đồng, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời phải nhằm trang bị cho mỗi người khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức, tiếp thu và biết ứng dụng tri thức hiện đại của nhân loại. Học tập suốt đời phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú và nội dung thích hợp với từng đối tượng. Phải có sự quan tâm sâu sắc, sự vào cuộc có hiệu quả của cả hệ thống chính trị, của gia đình - nhà trường - xã hội để mọi người không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn đều có điều kiện, bình đẳng về cơ hội học tập.

Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ được UBND, Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định 281/QĐ - TTg  và xây dựng, hướng dẫn thực hiện bộ Tiêu chí về mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập (Theo Quyết định số 14/QĐ - UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh). Để thực hiện được mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và mạnh mẽ của các cấp, các ngành, phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, mục đích, đặc trưng cơ bản của xã hội học tập, về mô hình công dân học tập suốt đời gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập trên những thành quả xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ và cộng đồng khuyến học.

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo hướng khoa học và hiện đại; tăng cường mối quan hệ đào tạo giữa trung tâm học tập cộng đồng với các thiết chế văn hóa có chức năng giáo dục (nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã, thư viện, câu lạc bộ, cơ sở dạy nghề ngắn hạn...) để mở rộng điều kiện và cơ hội học tập, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo ở trung tâm.

Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, về tài chính, các thiết chế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị trong một xã hội học tập.

Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của cơ quan Thường trực, các thành viên  Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập từ tỉnh tới cơ sở; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành thực hiện các đề án thành phần trong Quyết định số 89/QĐ - TTg xây dựng các kế hoạch song phương hoặc đa phương để triển khai đồng bộ các đề án tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập gắn với xây dựng gia đình, khu dân cư, cơ quan đơn vị văn hóa và các Tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tạo vị thế, sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn với cuộc vận động “Toàn dân học tập và làm theo tấm gương học tập suốt đời của Bác Hồ vĩ đại". Phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt hướng tới đại hội lần thứ nhất biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập của tỉnh Phú Thọ.

Xây dựng mô hình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập là một chủ trương lớn của Đảng để tạo nên một “văn hóa học tập” trong cộng đồng: Người người học tập, nhà nhà học tập, ngành ngành học tập, tiến tới một đất nước mà mỗi người dân trong đời sống hàng ngày, ngoài vai trò làm ông bà, cha mẹ, làm con cái, làm người lao động, làm nhà quản lý… còn có vai trò làm người HỌC… Sự học không có mục đích tự thân, mà như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học phải đi đôi với hành, người học phải tâm niệm: Học để tiến bộ, học để phục vụ nhân dân, học để làm người. Tư tưởng và triết lý học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chân lý của thời đại mà chúng ta đang sống của thế kỷ XXI.

Lượt xem: 34



BÀI VIẾT KHÁC
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường

Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngày 04/10/2018
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc

Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.

Ngày 06/09/2018
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019

Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.

Ngày 06/09/2018
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)

Ngày 04/09/2018
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9

Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Ngày 27/08/2018
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 20/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0