Bà Nguyễn Thị Kim Hải - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh phát biểu tại buổi tọa đàm xây dựng mô hình “Công dân học tập tỉnh Phú Thọ”
PTĐT- Công dân học tập là hạt nhân của xã hội học tập. Để có được các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và cộng đồng cấp xã học tập thì trước hết phải có những công dân học tập. Trong một gia đình, những thành viên nào không là công dân học tập thì gia đình đó không đạt được tiêu chí gia đình học tập. Cũng như vậy, một cơ quan, doanh nghiệp, trường học… mà người lao động làm việc trong đó không tham gia học tập thì không thể có đơn vị học tập. Vì vậy, công dân học tập là yếu tố cơ bản để xây dựng xã hội học tập.
Khái niệm mô hình “Công dân học tập” tuy là mới mẻ nhưng nội hàm của khái niệm này được nói đến khá cụ thể từ khi tổ chức thực hiện Quyết định số 89-QĐ/TTg ngày 09/01/2013 của Chính phủ phê duyệt Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020” và Quyết định số 281-QĐ/TTg ngày 20/02/2014 của Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ cộng đồng đến năm 2020.
Mô hình “Công dân học tập tỉnh Phú Thọ” được phác thảo gồm các nhóm đặc trưng về mối quan hệ của công dân với bản thân, gia đình; với công việc, nghề nghiệp; với môi trường và cộng đồng xã hội. “Công dân học tập” phải có ý thức học tập thường xuyên và năng lực tự học suốt đời dưới nhiều hình thức: Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, các lớp học chuyên đề, các lớp bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị, khu dân cư tổ chức; thường xuyên tự học trên sách, báo, trên mạng Internet, tivi; tích cực tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, nhà văn hóa; trong gia đình có các điều kiện phục vụ học tập như: Sách, báo, phương tiện nghe nhìn, góc học tập; yêu thương chăm sóc người thân trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, có lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; là người lao động có nghề, biết sử dụng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc, có năng lực lao động sáng tạo và kinh nghiệm giải quyết vấn đề trong sản xuất, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và chia sẻ với đồng nghiệp và người dân trong cộng đồng, có ý thức tham gia các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương; tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, có tinh thần hội nhập, ý thức bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh trong nhà và thôn xóm, khu phố; trong sản xuất tuân thủ các quy định về dùng hóa chất, xử lý chất/rác thải, tránh ô nhiễm môi trường…
Công dân học tập sống trên địa bàn dân cư khác nhau, hoặc mỗi đơn vị, cơ quan thì ngoài những phẩm chất và năng lực cốt lõi chung cho mọi công dân học tập của Quốc gia sẽ có những phẩm chất, năng lực riêng, tùy thuộc yêu cầu của từng địa phương, ngành, lĩnh vực, đơn vị để đề ra thêm những tiêu chí cụ thể phù hợp.
Giờ học của học sinh Trường THCS Bản Nguyên, huyện Lâm Thao.
Bà Nguyễn Thị Mai Loan - Trưởng ban Nữ công Công an tỉnh cho biết: “Xây dựng mô hình công dân học tập trong lực lượng vũ trang, cán bộ chiến sĩ cần có những đặc trưng mong muốn về phẩm chất, năng lực: Yêu gia đình, yêu đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành đúng điều lệnh công an nhân dân; tự học, tự sáng tạo… Cấp ủy, lãnh đạo các cấp: Thực hiện tốt công tác lựa chọn cử cán bộ chiến sĩ học tập nâng cao trình độ; thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ chiến sĩ công an tỉnh…”.
Từ thực tế hoạt động công tác khuyến học của Trường Đại học Hùng Vương, ông Đỗ Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương khẳng định: “Công dân học tập” trong các trường đại học, cao đẳng là thành viên trong gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập. Với đặc thù trong môi trường giáo dục, các nhà trường có nhiều cơ hội để thực hiện tốt việc xây dụng mô hình “Công dân học tập” đối với cán bộ, giảng viên, sinh viên gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thực tế những năm qua Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như phát động rộng khắp phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong toàn trường; Hội Khuyến học của trường được thành lập và hoạt động tích cực, có hiệu quả nhằm kịp thời động viên khích lệ sinh viên”.
Tại huyện Tam Nông, mô hình “Công dân học tập” huyện Tam Nông giai đoạn 2017-2025 hướng đến là xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; phải tự học và học tập thường xuyên để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để sử dụng trong công việc và giao tiếp; phải có việc làm ổn định; có ý thức học tập thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ theo từng đối tượng (cán bộ, công chức, công nhân, lao động nông thôn); học tập suốt đời để nâng cao hiểu biết, chất lượng cuộc sống; phải là công dân tốt…
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh bà Nguyễn Thị Kim Hải mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương. Các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh tích cực nghiên cứu, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” của tỉnh; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, khái niệm và những đặc trưng cơ bản của mô hình “Công dân học tập”, qua đó nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư về vai trò, tầm quan trọng của việc học trong đời sống xã hội, đặc biệt là nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, học thường xuyên, học suốt đời trong mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, đơn vị và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…
Xây dựng mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa trong xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Trước mắt là góp phần thực hiện thành công Đề án Quốc gia về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời từ nay đến năm 2020 và tiếp tục về sau.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.