Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
“Tiêu chuẩn là chuẩn mực”
Sau 38 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.
Việt Nam đã xác định quan điểm đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng "chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo". Đây là những định hướng quan trọng nhưng rất thách thức với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn như hạn chế nguồn lực và năng lực quản lý... Do đó, việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường thuận lợi cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước là rất cần thiết.
Ngoài ra cần tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), liên kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cần thống nhất chương trình đào tạo, bảo đảm tiếp cận nhân lực chất lượng và bình đẳng, tăng cường tính minh bạch. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống chuyên gia năng suất là yêu cầu cấp bách giúp doanh nghiệp tiếp cận các kiến thức năng suất một cách bài bản.
Để trở thành chuyên gia năng suất các ứng viên phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Bà Màn Thùy Giang, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TĐC), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết: “Tiêu chuẩn chính là chuẩn mực và cơ sở cho việc đánh giá năng lực của chuyên gia năng suất tại Việt Nam”.
Ngày 12/04/2023, Bộ KH&CN đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13751:2023 về yêu cầu đối với chuyên gia năng suất. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn APO-PS 101:2019 Requirements for Productivity Specialists của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), dựa trên các yêu cầu phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Xây dựng mạng lưới chuyên gia trên toàn quốc
Bà Đào Thị Minh Phượng, Giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, Chuyên gia Tư vấn của Bộ Công Thương nhận định, chuyên gia năng suất cần có trình độ chuyên môn, tích lũy kiến thức qua quá trình học tập, giảng dạy, tư vấn cho doanh nghiệp cùng khả năng truyền đạt. Đồng thời, một điều rất quan trọng là ứng viên phải có phẩm chất đạo đức tốt và luôn không ngừng tìm tòi học hỏi.
Đào tạo chuyên gia năng suất tại Quảng Ninh năm 2022.
Từ quá trình công tác thực tế, ông Nguyễn Tùng Lâm,Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban TĐC, Bộ KH&CN, cho biết, mặc dù Việt Nam đã được đào tạo được nhiều chuyên gia năng suất nhưng việc triển khai định hướng đến các ngành, lĩnh vực, đặc biệt đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương còn hạn chế. Để tháo gỡ vướng mắc này, cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, thiết thực, nhằm đưa kiến thức, kỹ năng đến với doanh nghiệp thực sự có nhu cầu.
Theo ông Lâm, hiện có hai chương trình đào tạo chuyên gia năng suất: một là chương trình theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế của APO; hai là chương trình đào tạo tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN. Cả hai chương trình đều được các đơn vị liên quan của Ủy ban TĐC triển khai nhằm nâng cao trình độ cho các ứng viên.
Với chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn của APO (được gọi là gọi là ViProCB) Văn phòng Chứng nhận chuyên gia năng suất, Ủy ban TĐC có đường link hướng dẫn và nội dung online để các ứng viên có thể tiếp cận và đăng kí tham gia. Đối với chương trình chứng nhận của TCVN, ứng viên có thể đăng kí thông qua Ủy ban TĐC.
Theo most.gov.vn
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
Trong năm 2024-2025, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng 17 tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo, cùng một số công nghệ mới như: Điện toán đám mây, Big Data…