WEF 2025 thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2025 mới đây đã tổ chức Hội nghị thường niên các Nhà tiên phong lần thứ 16 tại Trung Quốc với chủ đề “Tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới”. Sự kiện quy tụ hơn 1.700 đại biểu từ hơn 90 quốc gia, bao gồm các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức xã hội, truyền thông và giới học thuật, nhằm chia sẻ hiểu biết, thúc đẩy hành động và tìm giải pháp cho những thách thức toàn cầu đang nổi lên.
Hội nghị lần này là điểm gặp gỡ lớn của những nhà đổi mới hàng đầu thế giới, nơi các xu hướng khởi nghiệp, công nghệ và đổi mới sáng tạo được thảo luận sâu rộng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ. Chương trình thảo luận xoay quanh 5 chủ đề trọng tâm: “Diễn giải nền kinh tế toàn cầu”, “Triển vọng của Trung Quốc”, “Các ngành công nghiệp trong sự thay đổi mạnh mẽ”, “Đầu tư vào con người và hành tinh” và “Năng lượng và vật liệu mới”.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Chen Shuai, Phó Vụ trưởng Vụ Quốc tế thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết nước này mong muốn thông qua Diễn đàn Davos mùa Hè để khẳng định vai trò tích cực trong phát triển kinh tế chất lượng cao và mở cửa hội nhập sâu rộng. Trung Quốc kỳ vọng chia sẻ thành quả phát triển với cộng đồng quốc tế, góp phần ổn định hóa kinh tế toàn cầu.
Ông Liang Jinhui, Giám đốc điều hành của WEF, nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tăng trưởng toàn cầu, với mức đóng góp lên tới 60%, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 50%. Ông cho biết Trung Quốc đang dẫn đầu nhiều lĩnh vực đổi mới công nghệ và chuyển đổi công nghiệp. Riêng năm 2024, nước này đã đầu tư khoảng 500 tỷ USD vào các lĩnh vực mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, chế tạo tiên tiến và công nghệ sạch.
Hội nghị năm nay cũng là cơ hội để các đại biểu khám phá sâu hơn về hệ sinh thái đổi mới năng động tại Trung Quốc và khu vực châu Á. Các phiên thảo luận không chỉ phản ánh xu hướng công nghệ mới mà còn mở ra khả năng hợp tác đa chiều, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đầu tư bền vững và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh chuyển đổi toàn cầu.
Ban tổ chức cho biết màu xanh - biểu tượng cho phát triển bền vững - tiếp tục là chủ đề chủ đạo của Diễn đàn Davos mùa Hè 2025. Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia tại Thiên Tân, nơi diễn ra hội nghị, sử dụng hoàn toàn điện năng sạch nhờ hợp tác với hai doanh nghiệp năng lượng tái tạo địa phương. Tổng cộng 800.000 kWh điện xanh được sử dụng, tương đương với việc cắt giảm khoảng 300 tấn than tiêu chuẩn và gần 600 tấn khí CO₂ phát thải ra môi trường.
Với quy mô và tính chất toàn cầu, hội nghị đã tạo nên nền tảng vững chắc thúc đẩy đối thoại xây dựng, hợp tác thực chất và mở rộng mạng lưới kết nối giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức đổi mới trên toàn thế giới. Qua đó, Diễn đàn WEF 2025 khẳng định vai trò trung tâm trong việc dẫn dắt quá trình chuyển đổi hướng đến một tương lai bền vững, năng động và sáng tạo hơn trong kỷ nguyên mới.
Cục Thông tin, Thống kê - Đ.T.V (tổng hợp)
Chiều 15/7/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT). Tại đây, các định hướng chiến lược nhằm đổi mới toàn diện công tác HTQT trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và chuyển đổi số đã được đặt ra.
“Bộ KH&CN mới có sứ mệnh quan trọng là đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới, phát triển dựa trên khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS), từ thu nhập trung bình cao trở thành thu nhập cao”. Đó là chỉ đạo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Sáng ngày 14/7/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị.
Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với xã Tề Lỗ vừa tổ chức hội nghị tập huấn về thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, ngành trên địa bàn xã.
Trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Phú Thọ xác định chuyển đổi số là giải pháp mang tính chiến lược để bảo đảm bộ máy chính quyền 2 cấp vận hành trơn tru, minh bạch và hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, Phú Thọ đang từng bước xây dựng một nền hành chính số hiện đại ngay từ cơ sở, nơi mỗi người dân có thể tiếp cận dịch vụ công một cách dễ dàng, thuận tiện và minh bạch.
baophutho.vnNhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, đồng bào dân tộc nơi đây luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
Liên kết trang
0
2
0