Dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND TP Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, sáng 20/4/2019, tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện cộng đồng chào mừng kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - 26/4 với chủ đề “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và Thể thao”.
Tham gia sự kiện có ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Bùi Quang Huy – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh Hữu Phí – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Bùi Nguyên Hùng – Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cùng lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh… cùng với gần 500 đại biểu là các doanh nghiệp, hiệp hội, sinh viên từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 5 liên tiếp sự kiện cộng đồng chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới được tổ chức tại Việt Nam nhưng là lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện này tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Phạm Công Tạc -Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu
Chia sẻ tại sự kiện, ông Đinh Hữu Phí – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã cho biết: Chủ đề của IP Day 2019 được lấy cảm hứng từ các hoạt động thể thao với tinh thần nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn. Đó chính là khẩu hiệu của các cuộc tranh tài thể thao. Tinh thần này cũng hoàn toàn đúng khi soi chiếu vào hoạt động của những nhà sáng tạo, những nhà kinh doanh ngày ngày miệt mài nghiên cứu để tạo ra những thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ đời sống con người hay nỗ lực tạo dựng uy tín, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Các nhà khoa học nghiên cứu với tinh thần nỗ lực như những vận động viên thể thao để sáng tạo ra các công nghệ phục vụ đời sống, trong đó có chính các giải thi đấu thể thao. Từ việc tạo ra các chất liệu trang phục mới, các thiết bị tập luyện, thi đấu hiện đại đến các phương pháp đào tạo, rèn luyện giúp vận động viên nâng cao thành tích; các nhà kinh doanh tối đa hóa doanh thu, các thỏa thuận tài trợ, giao dịch chuyển nhượng, hợp đồng li-xăng… Rõ ràng, sở hữu trí tuệ và thể thao có mối liên hệ với nhau và chia sẻ cùng nhau các giá trị chung như sự xuất sắc, sự nỗ lực hết mình, sự tôn trọng và tinh thần fair-play. Mối quan hệ kinh doanh được tạo dựng từ quyền sở hữu trí tuệ giúp bảo đảm giá trị kinh tế của thể thao.
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu
Chương trình kỷ niệm gồm nhiều hoạt động: mít tinh tổng kết các hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung cũng như các vấn đề về bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ trong lĩnh vực thể thao. Đặc biệt là sự xuất hiện của kỷ lục gia Mai Đình Tới, nghệ sĩ có nhiều nhạc cụ tự chế độc đáo nhất, đã đem đến cho sự kiện những tiết mục thú vị, thể hiện sức sáng tạo không ngừng. Cùng với đó là nghi thức truyền lửa, tượng trưng cho niềm mong mỏi, ý chí vươn lên, truyền cảm hứng đam mê cho hoạt động đổi mới sáng tạo của con người đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu, nhất là các bạn trẻ.
Sự kiện Chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới nằm trong chuỗi các hoạt động đặc biệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức trong suốt tháng 4 và tháng 5 để chào mừng kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới như tọa đàm tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp – doanh nghiệp khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp dựa trên quyền sở hữu trí tuệ dành cho sinh viên, sinh viên nhận diện, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ…
Một số hình ảnh tại sự kiện cộng đồng:
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0