Với trên 13500 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Việt Nam hiện đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 diễn ra sáng ngày 10/10/2023 tại Hà Nội.
Tham dự buổi Lễ còn có Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia và cá nhân có liên quan.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, chủ đề Ngày Tiêu chuẩn thế giới “Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững - Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn”, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong việc cung cấp những công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại buổi Lễ.
Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh, năm 2023, Ngày Tiêu chuẩn hướng tới việc chăm sóc sức khỏe an toàn và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Bên cạnh việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng là quyền của con người và thiết yếu đối với sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn còn cung cấp một khuôn khổ toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị và hệ thống chăm sóc sức khỏe, đảm bảo các thiết bị y tế, dịch vụ và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy có thể tiếp cận được với số lượng lớn dân số toàn cầu.
Tiêu chuẩn cũng cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách hiệu quả và các quy định khuyến khích sự hợp tác nhằm cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe. Khi công nghệ y tế kỹ thuật số phát triển, các tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các hệ thống được an toàn và quyền riêng tư của người bệnh được bảo vệ.
Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC), Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn.
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm.
Bên cạnh việc ghi nhận và đánh giá cao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Ngày Tiêu chuẩn Thế giới cũng như các thành viên Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong cả nước đã luôn đồng hành cùng với Bộ KH&CN, chung tay xây dựng và hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia với trên 13500 TCVN, đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Tại buổi Lễ, các đại biểu đã được tìm hiểu về tiêu chuẩn thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; tiêu chuẩn hỗ trợ Chính phủ xây dựng chính sách hiệu quả và tin cậy; tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng; chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu chuẩn với đại diện các tổ chức, doanh nghiệp; trao đổi, thảo luận với các đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn…
Theo most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Trong năm 2025, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TCĐLCLQG) sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức; phát huy và tận dụng các ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ các tổ chức nước ngoài cho hoạt động TCĐLCL của Việt Nam...
Ngày 20/12/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 40 năm thành lập (25/12/1984 - 25/12/2024). Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Duy Anh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở; các đồng chí trong Ban lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; Các đồng chí nguyên cán bộ Chi cục qua các thời kỳ và tập thể cán bộ Chi cục
Tối 18/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp. Trong số 133 doanh nghiệp có 52 giải Vàng, số còn lại nhận giải Chất lượng.
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia vừa có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về xây dựng kế hoạch hoạt động TCĐLCL năm 2025.