Với việc tham dự DSA và NATSEC 2024, Viettel High Tech đã nhận được đề nghị hợp tác từ các đối tác lớn ở khu vực Trung Đông và châu Á, mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực 5G.
Sản phẩm công nghệ cao về công nghiệp quốc phòng của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ có mặt tại Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) diễn ra tại Malaysia từ ngày 6-9/5.
Đây là cơ hội để Viettel vươn đến những thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng.
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ Cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ đại diện cho Tập đoàn Viettel tham dự sự kiện thuộc Top 5 triển lãm quốc phòng và an ninh lớn nhất thế giới.
Trong 18 năm tổ chức, sự kiện năm 2024 được đánh giá là có quy mô nhất với sự tham gia của hơn 1.200 doanh nghiệp từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Gần 400 đoàn từ 45 nước sẽ tham dự với ước tính hơn 50.000 khách tham quan sự kiện.
Đại diện của Viettel High Tech cho biết Viettel tham dự triển lãm với vai trò là gian hàng quốc gia Việt Nam, hiện diện cùng 33 gian hàng quốc gia trên toàn thế giới.
Trong không gian triển lãm rộng 45.000m2, nhiều công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quốc phòng như: BAE Systems, Raytheon, SAAB, Thales... cùng với các công ty hàng đầu của Malaysia là Boustead, DEFTECH, Sapura sẽ tham gia trình diễn, giới thiệu sản phẩm, công nghệ.
Với chủ đề của Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) là “Xây dựng tương lai vững chắc cho các quốc gia phát triển,” Viettel High Tech mang đến các sản phẩm quân sự đa dạng và nguồn lực chất lượng cao, cung cấp các giải pháp nghiên cứu hoàn chỉnh tới khách hàng quốc tế.
Trên tinh thần sẵn sàng hợp tác với các đối tác toàn cầu, Viettel High Tech sẵn sàng trở thành nhà đồng phát triển sản phẩm, tùy biến sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của khách hàng
Tham dự chuỗi sự kiện này, Viettel High Tech không chỉ giới thiệu hệ thống sản phẩm quân sự tiên tiến mà còn trưng bày các module thành phần, phản ánh năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ lõi và thiết kế từng cấu phần sản phẩm.
Đặc biệt, sau thành công của các hợp đồng triển khai hệ thống 5G tại Ấn Độ, trong đó có hợp đồng được ký kết tại triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, Viettel High Tech có được những cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực quân sự và sản phẩm lưỡng dụng.
Với việc tham dự DSA và NATSEC 2024, Viettel High Tech đã nhận được đề nghị hợp tác từ các đối tác lớn ở khu vực Trung Đông và châu Á, mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực 5G.
Theo baophutho.vn
Nhóm kỹ sư Việt Nam đã phát triển thành công hệ thống lò nhiệt hóa xử lý chất thải có khả năng thu hồi toàn bộ năng lượng thành khí đốt, dầu nhiệt phân, than sinh học mà không thải khói, nước rỉ rác và tro xỉ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" phải diễn ra thần tốc, táo bạo.
Chuyển đổi số đã và đang “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp, ngành, địa phương, trong đó có giáo dục. Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ứng dụng chuyển đổi số để đổi mới phương thức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sáng ngày 23/4/2025, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mường Kịt" cho sản phẩm cam, quýt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, dưới sự chủ trì của Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ - Chủ tịch Hội đồng
Sáng 22/4, tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tôm càng xanh Cẩm Khê”
Ngày 17/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn nhằm phổ biến các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ; nâng cao kiến thức, các kỹ năng trong quá trình đăng ký xác lập, thực thi quyền Sở hữu trí tuệ.
Liên kết trang
0
2
0