Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra sâu, rộng với tốc độ phát triển không ngừng trên toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt của đời sống, xã hội. Viễn thông cũng không nằm ngoài dòng chảy và xu thế phát triển tất yếu đó.
Mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật
Thế hệ thông tin di động thứ nhất (1G) xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, là hệ thống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu tương tự (analog).
Thế hệ thông tin di động thứ hai (2G) xuất hiện trên thế giới vào năm 1991, là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách và khác hoàn toàn so với thế hệ đầu tiên, sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số (digital) thay cho tín hiệu tương tự, có phạm vi kết nối rộng hơn và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn ngắn dạng văn bản SMS.
Thế hệ thông tin di động thứ ba (3G), tiên tiến hơn hẳn các thế hệ trước đó, nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu phi thoại (email, tin nhắn, hình ảnh, âm thanh, video clip...), trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại thấy hình (video) được coi là dịch vụ tiêu biểu, nổi bật; 3G cũng đánh dấu một bước tiến lớn trong việc chuyển tiếp giữa điện thoại di động thông thường và điện thoại thông minh.
Nhưng công nghệ 3G không thể đáp ứng được yêu cầu của các thiết bị thông minh và dẫn đến sự ra đời của thế hệ thông tin di động thứ tư (4G) với tốc độ nhanh hơn hàng trăm lần so với 3G, hỗ trợ truyền hình di động và cuộc gọi video chất lượng cao; 4G dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của thiết bị di động thông minh và điện thoại có thể làm tất cả mọi thứ.
4G đang phổ biến trên toàn thế giới, nhưng giờ đây người ta bắt đầu nói về công nghệ kế nhiệm của nó, 5G. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của Internet vạn vật (IoT) trên toàn thế giới và công nghệ nhà thông minh và thành phố thông minh, 4G sẽ nhanh chóng bị thay thế là điều không tránh khỏi. Với tốc độ truyền dữ liệu cực cao, khả năng kết nối cực lớn, độ trễ thấp, công suất lớn, nguồn tiêu thụ nhỏ, 5G sẽ làm được nhiều việc mà 4G không đáp ứng được. Để tải về cùng một bộ phim dài hai tiếng, mạng 3G mất 26 giờ, mạng 4G mất 06 phút, nhưng mạng 5G chỉ mất 3,6 giây. Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối, 2G/3G/4G kết nối 07 tỷ người thì 5G sẽ kết nối hàng tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo, giúp mọi vật giao tiếp với nhau, những hệ thống tự động hóa sẽ thực hiện đúng như ý muốn con người. 5G sẽ thay đổi cơ bản cuộc sống của loài người.
Dịch vụ là phục vụ, người sử dụng dịch vụ là trung tâm
Hiện nay, có thể nói, trên thế giới có dịch vụ viễn thông nào thì ở Việt Nam có và có thể cung cấp dịch vụ đó.
Đặc biệt cuối năm 2018 vừa qua, với việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số, Việt Nam là nước thứ 4 trong khu vực ASEAN thực hiện chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường viễn thông, doanh nghiệp viễn thông, thuê bao di động và đáp ứng mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là điều kiện để tạo lập, duy trì thị trường viễn thông cạnh tranh triệt để nhất, sôi động nhất, không những chỉ đối với thị trường trong nước mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng khả năng phát triển kinh doanh ra các nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chuyển mạng giữ số cũng là động lực cho các doanh nghiệp viễn thông năng động, đổi mới, sáng tạo, tăng cường năng lực thực sự, thực chất của mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Người sử dụng dịch vụ thông tin di động hoàn toàn chủ động lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn gsố điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng. Như vậy, người sử dụng đã trở thành trung tâm, trở thành giá trị quý giá nhất đối với doanh nghiệp và điều này càng phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu về cá nhân hoá, cá thể hoá người sử dụng dịch vụ trong tương lai.
Con người, tư duy quản lý và sự phát triển
Trong những ngày này, trên thế giới cũng như Việt Nam, việc “chuyển đổi số”, xây dựng “Chính phủ số”, “xã hội số”, “kinh tế số” đang là những nội dung được quan tâm hàng đầu và là con đường, là mục tiêu phát triển tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhìn lại lịch sử phát triển viễn thông Việt Nam, tuy chỉ là một phần cụ thể trong tổng thể chung, là một phần của muôn vẻ đời sống xã hội, song cũng là một minh chứng thực tiễn quan trọng cho giá trị, con đường, mục tiêu và hiệu quả của xu thế phát triển tất yếu khách quan nói trên. Chúng ta cũng thấy được những cơ sở quan trọng để góp phần thực hiện thành công đổi mới và phát triển đất nước qua các cuộc “chuyển đổi số” này.
Công cuộc “chuyển đổi số” đầu tiên, đúng như nghĩa đen, nghĩa thực tại của nó, đó là quyết tâm đi tắt đón đầu, “bỏ qua công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, theo hướng số hóa, tự động hóa, đa dạng hóa dịch vụ” từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước 1986. Thời kỳ đó, công nghệ analog, chuyển mạch, kết nối nhân công, để gọi một cuộc điện thoại từ Thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, người dân phải chờ hàng tiếng đồng hồ để kết nối; mật độ điện thoại chỉ đạt 0,2 máy/100 dân, kém 07 lần so với các nước châu Phi. Trong bối cảnh đó, trong khi 95% thế giới đang dùng mạng viễn thông analog, trong muôn vàn khó khăn của kinh tế và bao vây, cấm vận của Mỹ nhưng với quyết định dũng cảm, táo bạo và với tư duy đột phá, sáng tạo, quyết liệt, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã đưa viễn thông nước nhà phát triển thần kỳ. Ngành bưu điện là ngành kinh tế kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam đón nhận Huân chương Sao vàng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Công cuộc “chuyển đổi số” thứ hai, đó là mở cửa Internet tại Việt Nam vào cuối năm 1997. Internet mở ra không gian sống mới, không gian số cho mỗi người, trong đó có không gian giao tiếp, làm việc, học tập, giải trí; kết nối Việt Nam với toàn cầu; thay đổi nhận thức và tư duy; mở ra, kết nối và trao đổi một thế giới tri thức bao la, rộng lớn. Giai đoạn này cũng đã chứng kiến và phản ánh một kết quả quan trọng của việc đấu tranh, cân nhắc trong tư duy. Việc mở cửa Internet và cạnh tranh viễn thông là cơ sở quan trọng để Việt Nam sớm ký kết được BTA và WTO, đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển.
Công cuộc “chuyển đổi số” thứ ba, đó là việc khai trương mạng lưới và dịch vụ thông tin di động công nghệ 2G năm 1993, tiếp theo đó là các công nghệ chuyển tiếp 2,5G, 2,75G và các thế hệ công nghệ tiếp theo như 3G và 4G. Từ những thay đổi kỳ diệu được mang lại trong cuộc sống khi lần đầu tiên được sử dụng chiếc điện thoại di động, mặc dù là một tài sản thật lớn, với mức cước cuộc gọi và cước thuê bao hàng tháng lớn đến hàng triệu đồng (trong những năm đầu của thập niên 90). Tuy nhiên, khi chuyển sang công nghệ 3G, 4G vì sự đáp ứng chưa kịp thời về chính sách quản lý, về tư duy quản lý, sự đi sau về công nghệ và thiếu nhân tố cạnh tranh mới mà viễn thông của Việt Nam đang xếp hạng ở thứ 100, mật độ thuê bao di động băng rộng năm 2017 của Việt Nam ở dưới mức trung bình của thế giới, đứng thứ 115/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Và bây giờ, chúng ta đang đứng trước công cuộc “chuyển đổi số” thứ tư với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, đó là 5G, cáp quang băng thông rộng đến từng nhà, mỗi người một điện thoại thông minh, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn với các thiết bị viễn thông “Made in Vietnam” được đưa vào tiêu dùng. Khi tất cả các thiết bị vô tri, vô giác cũng biết cất tiếng nói, khi toàn bộ xã hội thực tại được đưa vào xã hội ảo thì càng phải cần thiết hơn nữa sự đổi mới, sáng tạo, đột phá trong tư duy quản lý. Quản lý phải hướng tới khách quan, tôn trọng khách quan và phù hợp với quy luật phát triển khách quan; cần hơn nữa sự quyết tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những người quản lý có tâm và có tầm, có năng lực, trình độ và có đạo đức, bởi thật nguy hiểm và hậu quả, hệ luỵ thật khôn lường khi không chỉ có 7 tỷ người mà là hàng nghìn tỷ thiết bị một ngày nào đó được vận hành và hoạt động theo một tư tưởng xấu với mục tiêu xấu, động cơ đi ngược lại lợi ích và sự phát triển chung.
Như vậy, con đường phát triển viễn thông đã được xác định. Vai trò, vị trí của viễn thông trong lịch sử cũng như trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã rõ ràng. Nhưng để hướng tới những thành quả thực sự, để không “bỏ lỡ con tàu” 4.0 như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, chúng ta cần thấy lại sự dũng cảm, quyết tâm, sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông của thời kỳ đổi mới 1986, sự kiên quyết, táo bạo, tự lực, tự cường bứt khỏi tư duy lối mòn, khắc phục tâm lý và thói quen ỷ lại, chờ đợi cấp trên, chờ đợi đầu tư của ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp phải thấm nhuần triết lý kinh doanh “đầu tư trước kinh doanh sau” và đặc biệt đó là trách nhiệm của quản lý, là sự đột phá trong tư duy, chính sách quản lý và phát triển, là sự hướng tới và tiếp cận “quản lý phải đi trước sự phát triển”.
baophutho.vnTrước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng không ngừng phát triển công nghệ số để gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại và tiện lợi.
baophutho.vnBắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường.
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.