Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm truyền thông phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ
Chủ nhiệm
Ths. Nguyễn Hữu Hà
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

  Mục tiêu nghiên cứu:

- Ứng dụng TBKT xây dựng phòng Studio, trang bị các thiết bị chuyên dụng dùng cho sản xuất sản phẩm truyền thông.
- Sản xuất thử nghiệm chương trình truyền hình để thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

          - Đào tạo 06 lượt cán bộ chuyên ngành (gồm: biên tập viên; phát thanh viên và kỹ thuật viên).

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Đánh giá thực trạng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
a) Điều tra, khảo sát:
- Phạm vi: tại các cơ quan, đơn vị làm công tác thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh (gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Phát thanh – Truyền hình của 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; Báo Phú Thọ; Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Thời gian: tháng 6/2015.
- Đối tượng: lãnh đạo và cán bộ các cơ quan, đơn vị làm công tác thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô: 60 phiếu (với 01 mẫu phiếu).
- Nội dung: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực; thực trạng phương thức, cách thức tuyên truyền thông tin KH&CN hiện nay.
b) Đánh giá thực trạng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (gồm kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra).
2. Luận cứ để lựa chọn công nghệ, thiết bị.
a) Nghiên cứu các khái niệm về “ứng dụng”, “tiến bộ kỹ thuật”; “sản phẩm truyền thông”, “thông tin”, “tuyên truyền”...
b) Xác định nguyên tắc lựa chọn công nghệ, thiết bị.
c) Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ, thiết bị; lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp (đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về hệ thống âm thanh, ánh sáng; thiết bị dựng hình; phần mềm; máy quay chuyên dụng cho phòng Studio).
3. Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông để truyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN.
a) Đầu tư, lắp đặt cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phòng Studio.
b) Đào tạo, tập huấn 06 lượt cán bộ về chuyên ngành (gồm: biên tập viên, phát thanh viên và kỹ thuật viên) và vận hành, sử dụng các thiết bị công nghệ.
c) Tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN.

          d) Hội thảo, đánh giá kết quả việc tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông về thông tin KH&CN (kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; kinh nghiệm bước đầu và đề xuất, kiến nghị cụ thể).


Kết quả thực hiện

 1.  Đánh giá thực trạng công tác thông tin tuyên truyền khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

 

Qua quá trình điều tra, khảo sát cho thấy, những năm gần đây, các ấn phẩm thông tin đã chú trọng tới việc tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật tới công chúng. Ở Phú Thọ, một số cơ quan đã xuất bản các chương trình, ấn phẩm báo, tạp chí bản tin nội dung về Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, số lượng các cơ quan có các ấn phẩm hay có những thông tin về khoa học và công nghệ còn hạn chế. Các chương trình, bài viết, ảnh chất lượng chưa cao. Số lượng công chúng quan tâm đến các thông tin đó mới chỉ dừng lại ở các cấp quản lý, chưa đến được với công chúng lao động - những người trực tiếp cần đến thông tin khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.

 

Số lượng các cơ quan thông tin và truyền thông thực sự chưa quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ. Ngay cả việc nhân lực chuyên ngành báo chí cũng ít. Các phóng viên, biên tập chưa thực sự đi sâu vào viết về những vấn đề khoa học và công nghệ. Nội dung tin, bài chưa phản ánh những thông tin về phổ biến khoa học công nghệ, những điển hình về nghiên cứu khoa học công nghệ, những ứng dụng khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, do đó, thông tin chưa đến được với toàn thể công chúng, đặc biệt là người dân lao động.

 

2. Luận cứ để lựa chọn công nghệ, thiết bị

 

Dựa trên nguyên tắc lựa chọn thiết bị mà dự án đã đưa ra, cơ quan chủ trì đã lựa chọn Máy quay phim kỹ thuật số Sony HXR-NX3: Là dòng máy quay có Cảm biến 3CMOS 1/2.8” cho độ nhạy sáng cao và nhiễu hình thấp, ống kính 20x Optical Zoom/40x Clear Image Zoom (Super Resolution Technology); Hai khe thẻ nhớ để ghi liên tục hay ghi song song nhằm an toàn dữ liệu, hỗ trợ ghi hình cả 2 hệ AVCHD 60p(NT) hay 50p(PAL) và ghi DV; Tích hợp đèn quay trên máy, bổ xung nguồn sáng cho máy quay trong trường hợp cần thiết. Dự án đã lựa chọn máy ảnh EOS 750D có cảm biến CMOS 24,2 megapixel với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Dự án cũng lựa chọn phần mềm dựng hình đảm bảo dể sử dụng và hiệu quả trong công việc. Phần mềm Adobe Premiere Pro với giao diện người dùng cải tiến, đẹp mắt cùng một loạt các tính năng mới, bao gồm Warp Stabilizer - ổn định phân cảnh, sắp xếp tiến độ hợp lý, bộ điều chỉnh multicam mở rộng, layer điều chỉnh… Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư mua sắm và lắp đặt hệ thống ánh sáng cho phòng studio đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí: Tiêu hao điện năng ít, toả nhiệt thấp; Hiệu quả chiếu sáng cao; Tuổi thọ bóng đèn cao.

 

3. Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông để tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ

 

Dự án đã tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ. Các sản phẩm đó là: Các ấn phẩm KH&CN (04 số tập san thông tin KH&CN); cập nhật thông tin về KHCN vào cơ sở dữ liệu trong trang Website của Sở Khoa học và Công nghệ (200 tin); 03 chuyên mục truyền hình cụ thể được xây dựng và 01 chuyên mục được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ với thời lượng phát sóng là 15 - 20 phút/ chuyên mục.

 

4.  Hội thảo đánh giá kết quả tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông về thông tin KH&CN

 

Dự án đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá kết quả các sản phẩm truyền thông thuộc dự án: Dự án đã thực hiện việc tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm truyền thông đầy đủ số lượng theo thuyết minh được duyệt, bao gồm: 04 số tập san thông tin KH&CN; 200 tin, bài được cung cấp vào trang website KH&CN của Sở; 03 chuyên mục KH&CN và phát sóng 01 chuyên mục trên Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ. Các thông tin được truyền tải đều đảm bảo tính chính xác, tính mới, tính khoa học đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu khoa học của người dân, góp phần cung cấp các tri thức khoa học trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

 

Hội thảo cũng đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất để cải thiện chất lượng các sản phẩm truyền thông KH&CN, đó là: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để hoàn thiện phòng studio, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực nâng cao các kỹ năng trong việc sản xuất các ấn phẩm KH&CN. Duy trì và mở rộng mạng lưới cộng tác viên để có được các thông tin về KH&CN một cách nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất.


Thời gian
từ 6/2015 – 12/2016
Kinh phí
Lượt xem: 43



BÀI VIẾT KHÁC
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 26/06/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0