1. Mục tiêu chung
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để trồng và thâm canh cây Ba kích dưới tán rừng keo nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, khai thác có hiệu quả diện tích đồi, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đa dạng nguồn gen và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình trồng và thâm canh giống Ba kích dưới tán rừng trồng với quy mô 5 ha.
- Đào tạo 6 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn 300 người cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các hộ nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ba kích dưới tán rừng đạt hiệu quả cao.
- Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng và thâm canh Ba kích dưới tán rừng phù hợp với điều kiện sinh thái tại tỉnh Phú Thọ.
Dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 8 xã trên 2 huyện Yên lập và Phù Ninh. Từ kết quả điều tra, khảo sát, dự án đã lựa chọn ra 03 hộ thuộc hai huyện Yên lập và Phù Ninh để triển khai xây dựng mô hình với tổng diện tích là 05 ha.
2. Xây dựng mô hình
Theo kết quả điều tra, khảo sát Ban quản lý dự án lựa chọn ra 03 hộ dân thuộc xã Đồng Thịnh (02 hộ) và xã Phú Lộc (01 hộ) thoả mãn các tiêu chí để triển khai xây dựng mô hình trồng cây Ba kích dưới tán rừng Keo với tổng diện tích mô hình là 05 ha.
Kết quả sau 3 năm triển khai, cây Ba kích trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt, năng suất trung bình đạt khoảng 1.000 kg/ha (tại thời điểm cây trồng 2 năm). Dự kiến cây Ba Kích sau 3,5 - 4 năm trồng cho năng suất 2.000 - 2.500kg/ha, lãi khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha. Bên cạnh việc trồng rừng và thu lợi từ rừng Keo theo thu nhập từ rừng trồng thuần thì mô hình giúp người nông dân thêm thu nhập 284 triệu đồng/ha sau 3,5-4 năm sản xuất.
Đối với các chỉ tiêu sâu bệnh hại cây Ba kích, nhóm nghiên cứu đã theo dõi một số đối tượng như sâu ăn lá, rệp hại, bệnh đốm nâu, phấn trắng,… Tuy nhiên, kết quả cho thấy cây Ba kích hầu như không bị sâu bệnh gây hại. Như vậy, cây Ba kích là cây có sức chống chịu sâu bệnh hại rất tốt, tỷ lệ nhiễm không đáng kể, cây sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
Dự án đã tiến hành đào tạo cho 10 cán bộ kỹ thuật là khuyến nông xã, cán bộ Hội nông dân xã; Khoá đào tạo với tổng thời gian 12 ngày học lý thuyết, thực hành tại lớp và 01 ngày thăm quan, học tập thực tế tại trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo.
Dự án cũng tổ chức các lớp tập huấn trong 03 đợt, mỗi đợt 2 lớp, mỗi lớp có 50 nông dân tham dự, tổng số 300 lượt người tham gia.
Dự án đã hoàn thiện được 02 quy trình kỹ thuật: quy trình thâm canh cây Ba Kích và quy trình sơ chế củ Ba Kích phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Phú Thọ. Hai quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với tập quán canh tác của người dân tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ