Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ


Cơ quan chủ trì
Công ty CP Đầu tư, Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Thọ
Chủ nhiệm
ThS. Vi Quang Vĩnh
Cán bộ tham gia
Vũ Thị Hiền, Vũ Văn Huynh, Nguyễn hồng Nhung
Mục tiêu

 Xây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu nói chung và cây Đinh lăng nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cây trồng, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 

+   Xây dựng thành công mô hình trồng 3 ha cây Đinh lăng làm dược liệu (02 ha đất đồng bằng và 01 ha đất đồi) làm cơ sở để nhân rộng vùng trồng cây Đinh lăng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

+  Đào tạo 4 kỹ thuật viên tiếp nhận quy trình trồng trọt Đinh lăng và 120 lượt người được tập huấn về kỹ thuật trồng cây Đinh lăng;

 

 

+  Xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng trọt cây Đinh lăng phù hợp với điều kiện canh tác ở Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

 1. Điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai dự án

 

Đề tài đã điều tra, khảo sát xác định được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Xác định được địa điểm triển khai xây dựng mô hình dự án gồm xã Cao Xá, huyện Lâm Thao và xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ. Đề tài đã phân tích thổ nhưỡng của khu vực đất xây dựng mô hình, kết quả phân tích cho thấy:

 

Vùng đất ruộng: Đất có độ chua nhẹ; lượng mùn hữu cơ trong đất giàu; Nito tổng số ở mức khá, nito rễ tiêu ở mức nghèo; Lân tổng tổng số ở mức khá, lân rễ tiêu ở mức giàu; Kali tổng số giàu, kali rễ tiêu giàu; Hàm lượng kim loại nặng đều nằm dưới ngưỡng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giưới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

 

Vùng đất đồi: Đất có độ chua nhẹ; lượng mùn hữu cơ trong đất nghèo; Nito tổng số ở mức khá, nito rễ tiêu ở mức nghèo; Lân tổng tổng số ở mức trung bình, lân rễ tiêu ở mức trung bình đến giàu; Kali tổng số rất nghèo, kali rễ tiêu nghèo; Hàm lượng kim loại nặng đều nằm dưới ngưỡng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giưới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

 

2. Xây dựng mô hình trồng Đinh lăng

 

Đề tài đã xây dựng được mô hình trồng Đinh lăng trên đất ruộng và trên đất đồi. Kết quả mô hình trồng Đinh lăng lại hiệu quả khá tốt, cụ thể:

 

+   Mô hình trên đất ruộng: Cây Đinh lăng sinh trưởng khá tốt, theo tính toán năng suất thực thu đạt 365.625 tạ/ha với giá bán 25000 đồng/kg sẽ cho lãi thuần khoảng 500 890 000 đồng sau 02 năm trồng.

 

+  Mô hình trên đất đồi: Cây Đinh lăng trên mô hình sinh trưởng khá tốt, theo tính toán năng suất thực thu đạt 457,5 tạ/ha với giá bán 25000 đồng/kg sẽ cho lãi thuần khoảng 440 550 000 đồng sau 02 năm trồng.

 

3. Đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng Đinh lăng

 

Trên cơ sở quy trình sản xuất cây đinh lăng của Công ty CP Traphaco, Công ty CP Đầu tư, Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Thọ đã tiến hành đào tạo cho 04 kỹ thuật viên để chỉ đạo sản xuất và xây dựng mô hình. Công ty đã tiến hành tập huấn cho 120 lượt nông dân khu vực xây dựng mô hình đảm bảo có thể thực hiện tốt kỹ thuật trồng cây Đinh lăng tại địa phương.

 

Trong quá trình đào tạo, tập huấn, chủ nhiệm dự án, nhóm thực hiện có những điều chỉnh phù hợp với thực tế triển khai ở địa phương nhằm đảm bảo tốt việc áp dụng quy trình trồng trọt của người dân tại địa phương, sau khi được đào tạo, hướng dẫn cơ bản những người được tập huấn đã nắm được cách thức triển khai trồng và chăm sóc cây Đinh lăng.

 

4.  Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Đinh lăng phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ

 

Từ cơ sở điều tra khu vực triển khai dự án và quy trình trồng trọt hiện có của công ty cổ phần Traphaco được áp dụng cho việc xây dựng mô hình, kết hợp với kết quả theo dõi, đánh giá từ mô hình, cơ quan chủ trì đã hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với thực tế điều kiện canh tác ở địa phương nơi thực hiện dự án. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện để người dân có thể áp dụng triển khai ở những nơi có điều kiện tương đương khu vực triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 

 


Thời gian
7/2014 - 12/2016
Kinh phí
1.784 triệu đồng
Lượt xem: 280



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0