1. Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình trồng Sâm cau thâm canh thông qua việc áp dụng phương pháp nhân giống bằng hom quy mô 1,0 ha tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu cụ thể
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây Sâm cau áp dụng phương pháp nhân giống bằng hom; Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây Sâm cau phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ.
+ Xây dựng 02 mô hình trồng thâm canh cây Sâm cau tại huyện Đoan Hùng (0,5ha trồng xen keo tai tượng; 0,5ha trồng thuần).
1. Điều tra, khảo sát xác định các vùng trong tỉnh thích hợp trồng Sâm Cau và lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình
Qua kết quả điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển một số loại cây dược liệu tại 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và huyện Đoan Hùng, cho thấy: Huyện Đoan Hùng là huyện có tiềm năng phát triển cây dược liệu trong đó có cây Sâm Cau. Vì vậy, thông qua kết quả điều tra, khảo sát, dự án đã lựa chọn huyện Đoan Hùng là huyện để xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây Sâm cau. Dự án cũng đã lựa chọn Trung tâm thực nghiệm Lâm Sinh Quế Lâm, huyện Đoan Hùng làm địa điểm triển khai xây dựng mô hình nhân giống và mô hình trồng thâm canh cây Sâm cau.
2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống Sâm cau từ hom củ
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến hệ số nhân cây Sâm cau
Thời vụ giâm cành có vai trò quan trọng trong sản xuất cây giống, trong đó có cây Sâm cau. Thí nghiệm ở 2 thời vụ là vụ xuân và vụ thu. Hom giống được cắt với chiều dài 3cm, lấy đều trên toàn bộ củ giống, bỏ phần đuôi củ (cắt từ đầu củ, mỗi đoạn dài 3cm, cắt cho đến hết củ). Hom giống được giâm vào trong cát. Kết quả thí nghiệm ở 2 thời vụ cho thấy, có thể bước đầu xác định được thời vụ thuận lợi để tiến hành giâm hom, nhân giống cây Sâm cau là vụ Xuân.
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí và chiều dài hom giâm
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây Sâm cau là thân củ. Dự án đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của vị trí và chiều dài hom củ đến tỷ lệ cây xuất
vườn. Hom củ giống được giâm trong cát, đảm bảo độ đồng đều về giá thể trồng. Kết quả cho thấy, công thức thí nghiệm với đoạn hom củ cắt ở đoạn đầu củ dài 3cm cho tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất là 90%, ở công thức này, hom củ ra rễ, xuất hiện chồi cũng như tỷ lệ cây bật chồi ở mức cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở những đoạn càng gần với đoạn cuối của hom củ thì khả năng hình thành chồi và rễ cũng kém hơn. Tỷ lệ xuất vườn của những công thức giâm hom bằng đoạn cuối của củ cho tỷ lệ xuất vườn thấp chỉ đạt 60 - 65% cây xuất vườn. Như vậy, khi nhân giống cây Sâm cau bằng phương pháp giâm hom, nên sử dụng đoạn đầu củ giống với chiều dài đoạn cắt là 3cm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoormon tạo rễ đến tỷ lệ sống và hệ số nhân cây Sâm cau
Dự án tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoormon điều khiển sự ra rễ của cây. Thúc đẩy sự hình thành rễ và kích thích sự hình thành chồi thông qua tác động của các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh. Cũng từ kết quả nghiên cứu, việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng bổ sung trong quá trình giâm hom thúc đẩy sự ra rễ, bật chồi của cây, làm tăng tỷ lệ cây xuất vườn cao hơn 10% so với việc giâm hom thông thường.
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và hệ số nhân giống
Cây trong thí nghiệm được lấy trên toàn bộ củ giống, cắt đoạn 3cm và chừa lại phần thừa trên đuôi củ. Hom giống không được xử lý chất điều tiết sinh trưởng. Như vậy, trong công tác nhân giống cây Sâm cau bằng phương pháp giâm hom củ, nên sử dụng giá thể là cát, đoạn cắt dài 2-3 cm, tốt nhất nên tận dụng những đoạn ở đầu củ để tỷ lệ sống đạt tỷ lệ cao. Nên sử dụng các chế phẩm thúc đẩy sự hình thành rễ.
3. Đào tạo, tập huấn Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây Sâm cau
Dự án đã đào tạo, tập huấn cho 5 cán bộ kỹ thuật và 30 nông dân trong vùng dự án về quy trình kỹ thuật nhân giống cây Sâm cau bằng phương pháp giâm hom và Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm cau phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ. Kết thúc khóa tập huấn, các học viên đã tiếp thu đầy đủ các nội dung: Nắm bắt được nội dung, nội quy, quy chế chế độ chính sách của dự án, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia dự án. Bên cạnh đó, học viên còn được tiếp cận với kỹ thuật n h â n giống cây Sâm cau bằng phương pháp giâm hom và Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm cau phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ. Từ đó, người nông dân có thể chủ động áp dụng cho vườn rừng của nhà mình. Có thể trồng xen cây dược liệu dưới tán những cây trồng lâu năm khác, tận dụng quỹ đất và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ