Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 11/01/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt


Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt là giải pháp giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời giảm chi phí đầu tư, công sức lao động, tăng thu nhập cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương.

Áp dụng KHKT vào phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao.

Tăng hiệu quả kinh tế

Là một trong những xã có diện tích đất nông nghiệp lớn của huyện Lâm Thao, những năm qua, Cao Xá đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng phù hợp, áp dụng có hiệu quả tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô lớn, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ, các giống mới có năng suất chất lượng cao được đưa vào gieo trồng như giống lúa J01, J02, RVT... nên năng suất lúa của xã luôn đạt từ 63-66 tạ/ha. Việc áp dụng tiến bộ KHKT, chuyển đổi đúng hướng cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi đã giúp nông nghiệp của Cao Xá phát triển một cách bền vững, tạo bước đột phá về lĩnh vực nông nghiệp của địa phương.

Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp không chỉ ở huyện Lâm Thao mà hiện nay các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các lĩnh vực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tiết giảm nhân công lao động, chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế so với diện tích sản xuất nông nghiệp truyền thống. Điển hình như mô hình ứng dụng KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối tây Thái Lan tại xã Minh Tân, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê.

Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng chế phẩm sinh học Tritrodema giúp cải tạo đất, phòng trừ vi sinh vật gây hại trong đất, hạn chế bệnh hại, nhất là bệnh vàng lá trên cây chuối. Qua kết quả thực hiện cho thấy, cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, buồng to, quả đều, mẫu mã đẹp. Năng suất bình quân đạt 25kg/buồng, cho doanh thu khoảng 350 triệu đồng/ha, thu lãi 169 triệu đồng/ha.

Có thể nói, việc ứng dụng KHKT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng TBKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã thiết lập, cấp và quản lý 251 mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 4.500ha, trong đó có 27 mã số phục vụ xuất khẩu cho 17 vùng trồng với diện tích 664ha.

Cùng với đổi mới tổ chức sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các vùng trồng, giá trị thu nhập trên một ha canh tác năm 2023 đạt 120 triệu đồng/ha, tăng 6,5 triệu đồng/ha so với năm 2022.

Các đại biểu tham quan, khảo sát mô hình ứng dụng KHKT vào trồng, chăm sóc chuối Tây Thái Lan ở thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê.

Thay đổi tư duy sản xuất

Việc ứng dụng KHKT vào trồng trọt đã mang lại thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Với mỗi loại cây trồng, tỉnh đều xây dựng kế hoạch trồng, phát triển theo từng giai đoạn cụ thể, đối với cây ăn quả, tỉnh tập trung quy hoạch thành vùng, chú trọng phát triển các giống cây đặc sản. Tính đến nay, toàn tỉnh có 450 vùng trồng trọt tập trung với diện tích 19,6 nghìn ha, gồm 157 vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích 9,6 nghìn ha, 70 vùng sản xuất chè, diện tích 5,8 nghìn ha, 166 vùng trồng bưởi, diện tích 2,7 nghìn ha, 33 vùng trồng chuối, diện tích trên 1.000ha, 24 vùng trồng rau, diện tích 430ha. Với đặc điểm của từng loại cây trồng, người dân đã áp dụng các tiến bộ KHKT vào trồng trọt, giúp giảm ngày công lao động, năng suất, mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống, kỹ thuật mới vào trồng, hiệu quả kinh tế, chất lượng nông sản đã nâng lên rõ rệt.

Ông Phan Văn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: “Ứng dụng KHKT được coi là “chìa khóa” giúp bà con nâng cao năng suất, tạo được tính cạnh tranh cho sản phẩm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả từ trồng trọt, Chi cục thường xuyên tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ KHKT vào tất cả các khâu sản xuất đối với các loại cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực, đặc trưng, có lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn bổ sung kiến thức, kỹ thuật cho nông dân; tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp có sử dụng công nghệ cao để người dân học hỏi, nhân rộng”.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường khảo nghiệm, thử nghiệm các giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ KHKT đạt hiệu quả kinh tế cao, các mô hình an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân, doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 109



BÀI VIẾT KHÁC
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh

Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.

Ngày 21/06/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ

Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp

Ngày 18/06/2024
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp giúp nông nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 24/05/2024
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.

Ngày 02/05/2024
Sao Khuê 2024: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ AI
Sao Khuê 2024: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ AI

Giải thưởng Sao Khuê 2024 có hơn 90% các sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, người dân...

Ngày 15/04/2024
KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX
KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX

Chia sẻ về các hoạt động KH&CN hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái cho biết, giai đoạn vừa qua các hoạt động KH&CN ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày 11/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0