Dư địa và khoảng không gian cho sản xuất nông nghiệp đã hết. Đây thực sự là một khó khăn với một đất nước gần 92 triệu dân, trong đó 70% dân số tập trung ở nông thôn. Chính vì vậy, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, không còn cách nào khác là phải ứng dụng KH&CN thay đổi giá trị của sản phẩm”.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc cho biết như trên tại “Hội thảo KH&CN với phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị”.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) lần thứ XI diễn ra ngày 21/4/2017 tại Ninh Bình. Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) Lê Quốc Doanh chủ trì Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo tổ chức nhằm mục tiêu tăng cường liên kết hợp tác và đặt hàng các công nghệ, sản phẩm, giải quyết những vấn đề quan trọng trong đầu tư phát triển nông nghiệp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Qua đó, định hướng, tạo điều kiện cho vùng ĐBSH phát triển trở thành một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trải qua hơn 30 năm mở cửa, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đang chững lại trong 3-4 năm trở lại đây, điều này cho thấy muốn phát triển để tăng giá trị, “buộc” phải ứng dụng KH&CN vào canh tác và sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời hướng tới thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.
Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 5 nhà: quản lý, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và nhà băng... Có như vậy mới đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hiện đại an toàn theo chuỗi giá trị. Việt Nam với 92 triệu dân, trong đó 70% dân số tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CN để thúc đẩy phát triển sản phẩm, tăng năng suất vẫn còn nhiều tiềm năng rộng lớn.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, ông Lê Tất Khương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng- Bộ KH&CN khẳng định, vùng ĐBSH là vùng có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong những năm qua, ĐBSH đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa như: vùng trồng lúa chất lượng cao tại Thái Bình, Nam Định...; vùng trồng rau, hoa ở Mê Linh, Tây Tựu, Đông Anh, Hải Dương...; vùng trồng cây ăn quả hàng hóa, điển hình là dứa Đồng Giao - Ninh Bình, nhãn Hưng Yên, vải thiều Hải Dương, chuối Hà Nam...
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng phát triển. Nhiều loại nông sản đã được xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và giá trị nông sản Việt. Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, cần thúc đẩy tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, hạn chế tiêu thụ sản phẩm thô để nâng cao giá trị và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo chuỗi...
“Đối với KH&CN, cần nghiên cứu, xác định chọn tạo bộ giống cây trồng vật nuôi không chỉ cho năng suất cao mà phải có chất lượng vượt trội, phù hợp với từng hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và quan trọng hơn cả là phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường... Đi từ sản xuất nhỏ hướng tới nền sản xuất hàng hóa”, ông Lê Tất Khương nói.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã từng bước ứng dụng KH&CN vào sản xuất nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, cần tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, sự liên kết, hợp tác giữa nhà quản lý, khoa học, nông dân với các doanh nghiệp chưa có sự gắn kết chặt chẽ nên việc ứng dụng khoa học và công nghệ còn thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển KH&CN trong nông nghiệp, tham gia liên kết sản xuất quy mô lớn, hình thành vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm đầu ra, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các bên trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng nêu lên những khó khăn trong việc tiếp cận và đổi mới KH&CN với mong muốn Nhà nước có thêm những chính sách để doanh nghiệp thêm động lực đầu tư phát triển sản xuất nông sản theo quy mô lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào quy trình chế biến, bảo quản... và kiến nghị các giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.
Các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã chia sẻ, đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp xác định nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ và mô hình liên kết năm nhà, hợp tác công tư hiệu quả theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động liên kết, ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028