1. Thời gian thực hiện: 52 tháng
Bắt đầu từ tháng 01/2018 đến hết tháng 4/2022
2. Kinh phí thực hiện dự án: 971 triệu đồng
Trong đó, từ ngân sách nhà nước: 731 triệu đồng
3. Mục tiêu nhiệm vụ:
Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chuyển hoá rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn các loài Keo lai và Keo tai tượng góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Áp dụng kỹ thuật chuyển hoá đã được ban hành theo TCVN 11567 để xây dựng thành công mô hình chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn theo quy mô 30 ha đối với 02 loài Keo lai và Keo tai tượng có tỷ lệ cây gỗ lớn năm thứ 10-12 đạt trên 70%, tăng hiệu quả kinh tế của rừng trồng tối thiểu từ 30%.
Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật chuyển hoá rừng keo gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ.
Thông tin tuyên truyền và chuyển giao tập huấn, hướng dẫn sử dụng kỹ thuật chuyển hoá cho các đơn vị, cá nhân, hộ trồng rừng trên địa bàn tỉnh, số lượng 240 người được tập huấn.
4. Sản phẩm dự án:
- Mô hình 30 ha được áp dụng kỹ thuật chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn: 10 ha rừng keo tai tượng tại huyện Tân Sơn, 10 ha rừng keo tai tượng tại huyện Thanh Sơn, 5 ha rừng keo tai tượng và 5 ha keo lai tại huyện Yên Lập.
- Hồ sơ số liệu điều tra khảo sát bổ sung.
- 04 báo cáo chuyên đề:
+ Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện chuyển hoá rừng.
+ Thực trạng trồng rừng trên 3 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập.
+ Kết quả lựa chọn lô rừng để thực hiện chuyển hoá.
+ Tổng hợp, đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình sao thực hiện chuyển hoá.
- Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hoá rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn các loài keo tai tượng và keo lai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- 02 chuyên mục phát sóng trên đài truyền hình.
- 05 lớp tập huấn cho 240 người.
- Báo cáo tổng kết của dự án, báo cáo thống kê và báo cáo tóm tắt.
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ