1. Tên nhiệm vụ
Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ
2. Thời gian thực hiện
Từ tháng 07/2020 - 02/2023
3. Kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 18.729.800 đồng. Trong đó:
Ngân sách SNKH: 4.980.000 đồng
Nguồn khác: 13.749.800 đồng
4. Mục tiêu
Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao và phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triền theo hướng bền vững.
5. Sản phẩm dự án
03 Quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm vi sinh ưa nhiệt (Sagi Bio) để sản xuất compost chất lượng cao; Quy trình sản xuất compost chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi; Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ Compost chất lượng cao. Các quy trình kỹ thuật chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, 5 kỹ thuật viên của tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ được công nghệ.
Mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh ưa nhiệt (Sagi Bio): Hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị để sản xuất vi sinh ưa nhiệt với quy mô: 500 lít/mẻ; Sản xuất lô số 0: 1.000 lít. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: Mật độ VSV hữu ích đạt ≥ 109 CFU/gam, ml chế phẩm, trong đó: Vi khuẩn thuộc chi Bacillus: ≥ 109 CFU/gam,ml chế phẩm; Xạ khuẩn Streptomyces: ≥ 108 CFU/gam, ml chế phẩm. Kèm theo hệ thống máy móc thiết bị nuôi cấy vi sinh vật.
Mô hình sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao: Hệ thống nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị cần thiết để sản xuất phân hữu cơ với quy mô công suất: 6.000 tấn/năm; Sản xuất lô số 0: 500 tấn; Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: Hàm lượng mùn > 20%; pHH2O: 6-8; Độ ẩm: < 30%; Tỷ lệ: C/N < 12. Sản phẩm đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT).
Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ compost chất lượng cao: Lô số 03: 100 tấn. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: Hàm lượng mùn > 20%; Độ ẩm: < 0%; Vi khuẩn cố định N: > 106 CFU/gam; Vi khuẩn phân giải P khó tan: > 107 CFU/gam; Vi khuẩn cộng sinh: > 106 CFU/gam. Sản phẩm đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT).
Mô hình bón thử nghiệm phân hữu cơ (compost) trên một số loại cây trồng: 05 ha Bưởi và Cam; 03 ha chè; 02 ha cây rau, màu; 01 ha cây hoa, cây cảnh. Các mô hình đạt năng suất và chất lượng tốt hơn so với cách sử dụng phân bón thông thường. Cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10 – 15% so với sử dụng các loại phân hữu cơ thông thường khác.
Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh cho cây Bưởi, Cam, Chè, cây rau màu, hoa cây cảnh dễ hiểu, dễ áp dụng.
05 kỹ thuật viên của cơ quan chủ trì được đào tạo và nắm vững các quy trình kỹ thuật công nghệ sản đã chuyển giao.
100 lượt nông dân trong tỉnh được tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
02 bài viết tuyên truyền đăng trên tập san Sở Khoa học và Công nghệ và Báo Phú Thọ; 01 chuyên mục tuyên truyền kết quả dự án phát trên đài truyền hình tỉnh Phú Thọ.
Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát đánh giá tình hình sử dụng phân bón của địa phương.
Báo cáo kết quả xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm.
Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả dự án. Đạt yêu cầu đối với báo cáo khoa học, kết quả dự án đạt được mục tiêu đề ra. Các quy trình kỹ thuật công nghệ kèm theo có tính tiên tiến và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ