Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng tại tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp
Chủ nhiệm
KS Nguyễn Thế Quyết
Cán bộ tham gia
Nguyễn Thế Quyết, Đào Quang Trung, Trịnh Quốc Bình, Trần Hạnh Tùng, Hoàng Thị Xâm, Đỗ Thị Lệ Thu, Bùi Thị Thu Hương, Hoàng Thị Bính
Mục tiêu

             1. Mục tiêu chung

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ trên đồng ruộng tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sinh học có chất lượng nhằm tái sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, bổ sung phân hữu co tại chỗ, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn tại Phú Thọ

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật đảm bảo chất lượng.

- Sản xuất 02 dạng chế phẩm ( lỏng và bột ) áp dụng để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng.

- Xây dựng 02 mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng (mô hình xử lý nhanh rơm rạ và mô hình sử dụng ủ rơm rạ làm phân bón).

- Đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất cho cơ sở và nông dân sử dụng chế phẩm.


Kết quả thực hiện

             1. Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng và xử lý rơm rạ sau thu hoạch ở tỉnh Phú Thọ

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng sinh khối của rơm rạ ở các huyện điều tra chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

STT

Huyện

Diện tích lúa (ha)

Tiềm năng sinh khối (tấn)

Cả năm

Vụ xuân

Vụ mùa

Cả năm

Vụ xuân

Vụ mùa

1

Lâm Thao

6.473

3.391

3.082

71.203

37.301

33.902

2

Thanh Ba

6.470

3.303

3.167

71.170

36.333

34.837

3

Hạ Hoà

7.131

4.012

3.119

78.441

44.132

34.309

4

Cẩm Khê

7.460

4.378

3.082

82.060

48.158

33.902

Bảng 1. Tiềm năng sinh khối của rơm rạ trong các huyện điều tra

Qua bảng điều tra, ta thấy huyện Thanh Ba có diện tích trồng lúa vụ mùa cao hơn vụ xuân. Ba huyện còn lại của tỉnh Lâm Thao, Hạ Hoà và Cẩm Khê đều có diện tích lúa trong vụ xuân cao hơn vụ mùa. Trong bốn huyện điều tra cho thấy lượng sinh khối rơm rạ ở huyện Cẩm Khê là cao nhất.

- Điều tra tình hình sử dụng phế phẩm sau trồng lúa của nông dân ở các huyện tại tỉnh Phú Thọ thu được kết quả như sau:

STT

Huyện

Tình hình sử dụng rơm rạ (%)

Chất đốt

Đốt

Ủ phân

Mục đích khác

2

Lâm Thao

10

80

5

5

2

Thanh Ba

5

80

10

5

3

Hạ Hoà

5

85

5

5

4

Cẩm Khê

10

80

5

5

Ngoài ra , qua điều tra ta thấy tình trạng đốt rơm rạ diễn râ phổ biến sau mùa gặt gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ người dân nên chính vì vậy cần có phương án xử lý rơm rạ phù hợp sau khi thu hoạch tận dụng được lượng phân bón hữu cơ và không gây bệnh cho cây lúa.

2. Đầu tư xây dựng mặt bằng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ

- Đầu tư xây dựng nhà xưởng:

      + Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực.

      + Xây dựng nhà xưởng với diện tích là 100 m2.

- Tăng cường trang thiết bị trên cơ sở hiện có của công ty, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật cho phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp.

- Tăng cường năng lực cán bộ sản xuất.

- Chuyển giao 3 quy trình công nghệ:

      + Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ trên đồng ruộng.

      + Chuyển giao quy trình sử dụng chế phẩm VSV xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ sinh học.

      + Chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng.

3. Tổ chức sản xuất thử nghiệm các chế phẩm và xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Trong thời gian thực hiện dự án từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2015 công ty đã tiến hành sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ và tổ chức 8 đợt sản xuất với số lượng 6.000 lít chế phẩm dạng lỏng là 1.000kg chế phẩm dạng bột.

Các sản phẩm được sản xuất phục vụ xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm AT trong xử lý rơm rạ. Mô hình được xây dựng trên các ruộng lúa giống TH3-5 S=1ha với số hộ tham gia mô hình đạt 15 hộ, tại Lâm Thao- Phú Thọ, các hộ nông dân cơ bản thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, bón phân đủ lượng, bón đúng lúc, đúng cách. Phế thải rơm rạ vụ trước được sử dụng tại ruộng.


Thời gian
23 tháng (T7/2013-T5/2015)
Kinh phí
1.665,4 triệu đồng
Lượt xem: 335



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0