Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng Spinibarbus denticutatus (Oshima, 1962) tại tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ
Chủ nhiệm
KS. Lưu Văn Biên
Cán bộ tham gia
(1) KS. Lưu Văn Biên; (2) ThS. Đinh Văn Huấn; (3) CN. Bùi Đức Quân; (4) KS. Lê Thị Thủy; (5) CN. Trần Thị Thu Thủy; (6) CN. Phạm Tiến Quân; (7) CN. Bùi Phú Thịnh.
Mục tiêu

 - Chuyển giao, tiếp nhận và làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng góp phần phát triển nguồn lời thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo cá Bỗng với quy mô 100 cá bố mẹ; sản xuất và ương nuôi được 6.000 con cá giống.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng đối với nuôi ao và nuôi lồng.

- Hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Bỗng phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

        1. Chuyển giao, tiếp nhận công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi cá bố mẹ

Sinh sản nhân tạo cá Bỗng được tổ chức tại trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ, địa chỉ Khu Đầm Dài xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ: Cá bố mẹ được mua 2 đợt; đợt 1 tháng 10 năm 2013 số lượng 60 con trong đó: có 32 cá cái và 28 cá đực, đợt 2 tháng 12 năm 2014 số lượng 40 con trong đó: có 20 con cá cái và 20 con cá đực. Tổng 2 lần thu gom là 100 con trong đó: có 52 cá cái và 48 cá đực kích cỡ từ 1,5 đến 2,5kg/con. Sinh sản nhân tạo được 4 đợt: tháng 4 năm 2014 sinh sản được 2 đợt và tháng 4 năm 2015 sinh sản được 2 đợt.

1.1. Tuyển chọn cá Bỗng bố mẹ đưa vào nuôi vỗ:

Cá được mua thu gom từ các hộ dân nuôi thương phẩm trong ao: Đề tài đã thu mua 52 con cá cái và 48 con cá đực được mua từ Yên Bái, Hà Giang có độ tuổi 6+ khỏe mạnh, không bệnh tật có màu sắc sáng khối lượng cá cái trên 2kg, cá đực từ 1,5-2,5kg. Tổng khối lượng 200kg cá bố mẹ.

1.2. Kết quả thành thục cá bố mẹ:

Sau khi nuôi vỗ thành thục vào cuối tháng 3 tiến hành kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ, những con cá đã thành thục tiến hành cắt vây để đánh dấu tiện cho việc chọn cá tham gia sinh sản nhân tạo. Năm 2014 tỷ lệ thành thục của cá cái 25%, cá đực đạt 50%. Năm 2015 tỷ lệ thành thục của cá cái là 42,3%, cá đực là 83,33%.

1.3. Kết quả tiêm kích dục tố sinh sản nhân tạo:

Kết quả năm 2014 tuyển chọn được 8 con cá cái khối lượng trung bình 1,9 kg/con và 14 con cá đực khối lượng trung bình 2,05kg/con; năm 2015 tuyển chọn được 20 con cá cái khối lượng trung bình 2,05kg/con và 40 con cá đực khối lượng 2,22 kg/con.

Cá Bỗng bố mẹ sau khi được tuyển chọn, được tiến hành tiêm kích dục tố: cá cái với tổng liều lượng 50 µg LRH-a + 10mg DOM + 9 viên não cá chép/1kg cá cái, cá đực tiêm bằng 1/3 tổng liều cá cái. Cá cái được tiêm 2 lần, lần 1 là liều tiêm khởi động bằng 1/3 tổng liều, lần 2 là liều tiêm quyết định tiêm sau liều tiêm khởi động là 6 tiếng.

1.4. Kết quả thụ tinh nhân tạo và ấp trứng:

Cá Bỗng sau khi được tiêm kích dục tố, kiểm tra cá cái thấy trứng rụng thì vuốt trứng và sẹ vào bát và tiến hành thụ tinh nhân tạo.

  1.5. Ương nuôi cá bột lên cá hương:

- Giai đoạn 1 ương trong bể kính kích thước 40x60x30cm. Sau khi cá bột đã tiêu hết noãn hoàng, tiến hành thu cá bột đưa vào bể kính để ương. Thời gian ương cá bột trong bể kính kéo dài trong 4 ngày, số lượng bột thả 2.500-5000 con/bể.

- Giai đoạn 2 ương trong giai: Sau khi ương trong bể kính 4 ngày cá bột đã bơi lội nhanh tiến hành đưa cá ra giai cước mịn 2a=0,3mm, kích thước giai 1x2x1m, giai ngập nước0,8m.

- Giai đoạn 3 ương cá bột trong ao: Do số lượng cá hương ít nên chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ chỉ và cơ quan chuyển giao thống nhất phương án ương cá trong giai đặt trong ao. Giai ương có kích thước 3x5x1,2 độ ngập nước của giai là 1m hoặc giai có kích thước 1,5x3x1m độ ngập sâu của nước 0,8m. Mật độ ương 200con/m3, thời gian ương 40 ngày.

1.6. Ương nuôi cá hương thành cá giống:

Ao ương cá hương lên cá giống được chuẩn bị theo đúng tiêu chuẩn ngành: tháo cạn nước - bắt hết cá tạp- tẩy vôi- phơi đáy ao- lấy nước - gây màu - thả cá. Mật độ ương là 20 con/m2, thời gian ương 60 ngày. Thức ăn cho ăn cám 35% ngày cho ăn 2 lần

2. Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng đối với nuôi lồng và nuôi trong ao đất

2.1. Kết quả mô hình nuôi thương phẩm trong ao đất

2.1.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi

Trong 20 tháng nuôi thương phẩm cá Bỗng, nhiệt độ dao động từ 17,50C đến 320C, Nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa đông và mùa hè, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng phát triển của cá Bỗng.

2.1.2. Kết quả theo dõi về tỷ lệ sống.

Số lượng cá mua về 400 con được nuôi thuần dưỡng trong 2 bể xi măng thể tích mỗi bể 18m3, có sục khí và nước chảy thường xuyên. Sau 10 ngày tổng số lượng cá 2 bể còn 380 con, tỷ lệ sống sau 10 ngày thuần hóa là 95%. Số cá còn lại được chia làm 2 ao thí nghiệm mỗi ao 190 con. Trong quá trình nuôi không xuất hiện cá chết và cá bệnh.

2.1.3. Kết quả theo dõi sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của cá Bỗng nuôi trong ao

Sau thời gian nuôi 20 tháng ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh đạt khối lượng trung bình 1110,2g/con, kích thước trung bình đạt 30,5cm; ao nuôi sử dụng hoàn toàn là thức ăn xanh đạt khối lượng trung bình 1000,8g/con, kích thước trung bình đạt 29,7 cm. Tuy nhiên khi phân tích sự sai khác nhau giữa các yếu tố bằng ANOVA Single Factor với mức mức ý nghĩa p>0,05 thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng và tăng trưởng về chiều dài giữa ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh và ao đối chứng bằng thức ăn xanh không có sự sai khác nhau về mặt thống kê sinh học ở mức ý nghĩa p> 0,05.

2.1.4. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá Bỗng trong ao đất.

Sau 20 tháng nuôi mô hình nuôi bằng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp thu được lợi nhuận gấp 1,8 lần so với nuôi hoàn toàn bằng thức ăn xanh. Dự kiến thời gian nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 2kg/con từ kích cỡ 1-1,1kg/con nếu nuôi hoàn toàn bằng thức ăn xanh mất 10 tháng còn nuôi bằng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp mất 8 tháng. Giai đoạn này dự kiến nếu sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn xanh mất 50kg thức ăn xanh được 1 kg cá, nếu sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp dự kiến: 20kg thức ăn xanh + 1,3 kg thức ăn công nghiệp được 1 kg cá.

2.2. Kết quả mô hình nuôi thương phẩm cá Bỗng trong lồng

Số lượng cá mua về 1120 con được nuôi thuần dưỡng trong 1 lồng thể tích 100m3. Sau 10 ngày nuôi  tổng số lượng cá còn lại 800 con, tỷ lệ sống sau10 ngày thuần hóa trong lồng là 71,4%. Số cá còn lại được chia làm 2 thí nghiệm mỗi ngăn nuôi 400 con. Trong quá trình nuôi không xuất hiện cá chết và cá bệnh; định kỳ 5 tháng/lần tiến hành thay giai 1 lần.

Sau thời gian nuôi 20 tháng ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh đạt khối lượng trung bình 1420,2g/con, kích thước trung bình đạt 32,9cm; ao nuôi sử dụng hoàn toàn là thức ăn xanh đạt khối lượng trung bình 1240,0g/con, kích thước trung bình đạt 32,7 cm. Tuy nhiên khi phân tích sự sai khác nhau giữa các yếu tố bằng ANOVA Single Factor với mức mức ý nghĩa p>0,05 thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng và tăng trưởng về chiều dài giữa ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh và ao đối chứng bằng thức ăn xanh không có sự sai khác nhau về mặt thống kê sinh học ở mức ý nghĩa p> 0,05.

Sau 20 tháng nuôi chi phí gần giống nhau nhưng hiệu quả nuôi bằng thức ăn xanh kết hợp với cám công nghiệp đem lại lợi nhuận hơn 1,5 lần. Dự kiến thời gian nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 2kg/con, nếu nuôi hoàn toàn bằng thức ăn xanh mất 8 tháng, nếu nuôi bằng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp mất 6 tháng. Giai đoạn này dự kiến nếu sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn xanh mất 55kg thức ăn xanh được 1 kg cá, nếu sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp dự kiến: 30kg thức ăn xanh + 1,3 kg thức ăn công nghiệp được 1 kg cá.

2.3. So sánh kết quả nuôi thương phẩm cá Bỗng trong lồng và nuôi trong ao đất.

2.3.1. So sánh kết quả nuôi cá Bỗng trong lồng và trong ao đất sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn xanh.

Nuôi cùng khối lượng như nhau 85g/con sau 20 tháng nuôi, nuôi trong lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn xanh đạt kích cỡ 1.240g/con trong khi đó nuôi trong ao đất chỉ đạt 1.000,8 g/con, như vậy nuôi trong lồng tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn trong ao đất. Tuy nhiên sự sai khác đó không có ý nghĩa trong thống kê với p>0,05.

Nuôi cùng kích thước như nhau trung bình 12cm/con sau 20 tháng nuôi, nuôi trong lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn xanh đạt kích cỡ trung bình đạt 32,7cm/con trong khi đó nuôi trong ao đất chỉ đạt 29,7cm/con, như vậy nuôi trong lồng tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn trong ao đất. Tuy nhiên sự sai khác đó không có ý nghĩa trong thống kê với p>0,05.

2.3.2. So sánh kết quả nuôi cá Bỗng trong lồng và trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh

Nuôi cùng khối lượng như nhau 85g/con sau 20 tháng nuôi, nuôi trong lồng đạt kích cỡ 1420,2g/con trong khi đó nuôi trong ao đất chỉ đạt 1110,2 g/con, như vậy nuôi trong lồng tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn trong ao đất. Tuy nhiên sự sai khác đó không có ý nghĩa trong thống kê với p>0,05.

Nuôi cùng kích thước như nhau trung bình 12cm/con sau 20 tháng nuôi, nuôi trong lồng đạt kích cỡ trung bình đạt 32,9cm/con trong khi đó nuôi trong ao đất chỉ đạt 30,5cm/con, như vậy nuôi trong lồng tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn trong ao đất. Tuy nhiên sự sai khác đó không có ý nghĩa trong thống kê với p>0,05.

3. Hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Bỗng phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.

3.1. Quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi

Cơ bản quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Bỗng được Trung tâm Quốc Gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc thuộc Viện nghiên cứu thủy sản I chuyển giao được áp dụng và phù hợp với địa bàn tỉnh Phú Thọ. Một số đặc điểm khác áp dụng trong đề tài áp dụng tại tỉnh Phú Thọ:

+ Về thời gian hiệu ứng thuốc: Theo quy trình được chuyển giao nhiệt

độ nước 230 - 280C thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm lần 2 từ 12 đến 20 tiếng. Qua 2 năm thực hiện tại tỉnh Phú Thọ chúng tôi theo dõi nhiệt độ nước từ 230 – 260C thời gian hiệu ứng thuốc từ khi tiên lần 2 là 16-17 tiếng, nhiệt độ nước từ 210- 250C thời gian hiệu ứng thuốc từ khi tiêm lần 2 là 17-18 tiếng.

+ Về thời gian cá bột nở sau khi ấp trứng: Theo quy trình chuyển giao nhiệt độ nước 230-280C sau khi ấp khoảng 75-78 giờ trứng sẽ nở thành cá bột. Trong quá trình thực hiện chúng tôi theo dõi tại tỉnh Phú Thọ nhiệt độ nước 230- 260C sau khi ấp 57-58 giờ trứng bắt đầu nở thành cá bột và nở xong sau 8-10 tiếng, tổng thời gian từ khi ấp trứng đến khi nở xong thành cá bột hết 65-68 giờ. Khi nhiệt độ nước từ 210-250 C sau khi ấp 60-61 giờ trứng bắt đầu nở thành cá bột và nở xong sau 10-12 tiếng, tổng thời gian từ khi ấp trứng đến khi trứng nở hết thành cá bột hết 70-72 giờ.

+ Về quy trình ương nuôi cá bột lên cá hương và ương nuôi từ cá hương lên cá giống chúng tôi thực hiện đúng theo quy trình chuyển giao.

Trong giai đoạn 3 của quá trình ương cá bột lên cá hương theo quy trình chuyển giao giai đoạn này ương trong ao nhưng do số lượng cá bột ít diện tích ao ương của trại sản xuất dao động từ 500m2-1.000m2 do đó chủ nhiệm đề tài cùng cơ quan chuyển giao quyết định giai đoạn này ương trong giai và giai được đặt trong ao.

3.2 Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng trong ao đất và trong lồng.

Qua quá trình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng trong ao đất tại trại sản xuất giống cấp I thuộc Chi cục thủy sản Phú Thọ và nuôi thương phẩm cá Bỗng trong lồng tại xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi đã đưa ra quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Bỗng trong ao đất và trong lồng áp dụng tại tỉnh Phú Thọ với 2 hình thức nuôi là nuôi hoàn toàn bằng thức ăn xanh và nuôi bằng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp.


Thời gian
36 tháng (T6/2013 -T6/2016)
Kinh phí
613 triệu dồng
Lượt xem: 115



BÀI VIẾT KHÁC
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 26/06/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0