Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 11/03/2020
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Bỗng trên sông theo quy mô hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ


     Cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus - Oshima, 1926) là một loài cá nước ngọt miền núi, đặc sản và đặc hữu có giá trị kinh tế ở nước ta. Cá có nhiều ưu điểm quý như: ăn tạp chủ yếu là thực vật bậc cao, cá có kích cỡ lớn, thân hình màu sắc đẹp; ngoài ra cá hoàn toàn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp. Trong điều kiện nuôi thâm canh cá Bỗng ít bị nhiễm bệnh, có khả năng sinh trưởng cao, có ngoại hình đẹp và chất lượng thịt ngon, giá trị gấp 2-3 lần so với một số giống đặc sản hiện nay trên thị trường.

Hình ảnh cá Bỗng được nuôi sinh sản nhân tạo

   Tuy nhiên, nguồn lợi cá Bỗng hiện nay đã giảm sút rất nghiêm trọng, cần từng bước góp phần phát triển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giống được đánh giá cao về sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, lợi thế nuôi lồng trên sông Đà và sông Lô, về khả năng sinh sản nhân tạo và hiệu quả kinh tế nuôi thương phẩm, khẳng định cần sớm được chuyển giao xây dựng mô hình phát triển quy mô hàng hóa. Trước thực trạng đó, Công ty TNHH Quảng Đạt Phú Thọ đã triển khai dự án: “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Bỗng trên sông theo quy mô hàng hoá tại tỉnh Phú Thọ”. Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.

    Mục tiêu chung của dự án là chuyển giao đồng bộ, tiếp thu và làm chủ được các kỹ thuật công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống và quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm; xây dựng được mô hình liên kết ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chuỗi giá trị nuôi cá Bỗng trên sông quy mô hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững phát huy lợi thế phục vụ Chương trình phát triển thủy sản tại tỉnh Phú Thọ.

   Dự án “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus - Oshima, 1926) trên sông theo quy mô hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ” có đủ hàm lượng khoa học và mang tính thực tiễn, thể hiện đầy đủ tính khả thi và hiệu quả nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản. Cơ quan chủ trì đã tiếp nhận và làm chủ được các quy trình công nghệ chuyển giao, có khả năng duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo.

   Dự án đã tiếp thu và làm chủ được các kỹ thuật công nghệ trong việc nuôi vỗ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi nhằm chủ động sản xuất con giống tại chỗ cho tỉnh Phú Thọ và các địa phương khu vực miền núi phía Bắc có lợi thế phát triển giống cá Bỗng đặc sản này và công nghệ nuôi thương phẩm trong lồng trên sông, tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

   Xây dựng thành công các mô hình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá bỗng trong lồng trên sông, góp phần vào đa dạng hóa giống loài nuôi mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao của tỉnh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặc sản có nguy cơ bị cạn kiệt; đồng thời để chủ động chuyển giao công nghệ cho người dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Tạo được mô hình chuỗi liên kết trong phát triển chăn nuôi thủy sản của tỉnh, góp phần khắc phục được hạn chế trong sản xuất kinh doanh thương mại các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

   Thành công của dự án là động lực quan trọng để ứng dụng và chuyển giao quy trình sản xuất giống cá Bỗng và nuôi thương phẩm cá Bỗng trong lồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.

Hoàng Việt

Lượt xem: 414



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc

Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".

Ngày 20/11/2024
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).

Ngày 22/09/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0