Diễn đàn mang tới cơ hội để các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp kết nối, chia sẻ, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm đạt được sự phát triển bền vững.
Ngày 29/6/2023, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức “Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng - Môi trường (ENTECH) Hà Nội 2023.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Thường trực Trần Văn Tùng cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng và môi trường tại Việt Nam. Năm 2020, Bộ KH&CN đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là “Năng lượng và môi trường”.
Theo đó, Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng và môi trường…
Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định, Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà khoa học trao đổi về các thành quả trong việc triển khai các chủ trương, chính sách nêu trên; xác định những khó khăn, thách thức trong việc phát triển ngành năng lượng và môi trường, đồng thời, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh và mở rộng hợp tác đầu tư.
Diễn đàn cũng như chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ ENTECH Hà Nội 2023 sẽ nâng cao tính lan tỏa, xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ năng lượng, môi trường và đưa lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường góp ngày càng hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, tăng cường chuyển giao công nghệ có hàm lượng tri thức cao, nguồn vốn từ các đối tác quốc tế. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Diễn đàn gồm 2 phiên: Tại Phiên tham luận, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có bài trình bày về các nội dung liên quan tới xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ công nghệ năng lượng và môi trường. Phiên tọa đàm đã tập trung thảo luận về chính sách và chương trình hỗ trợ của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường.
Đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), đại diện Sở Công Thương Hà Nội cùng một số doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề chính sách KH&CN cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường; chính sách phát triển năng lượng xanh, chuyển đổi năng lượng; định hướng đầu tư và phát triển năng lượng - môi trường của thành phố Hà Nội…
Phiên tọa đàm Chính sách và Chương trình hỗ trợ của Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ năng lượng và môi trường.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho biết, thời gian qua, có nhiều kết quả nổi bật của ngành KH&CN trong lĩnh vực năng lượng. Ví dụ như giàn khoan tự nâng 90m nước của Tập đoàn Dầu khí, chế tạo máy biến áp 500KV của Nhà máy Cơ khí Đông Anh, Viện Nghiên cứu cơ khí làm chủ thiết bị phụ trợ cho nhà máy nhiệt điện 600MW hay thủy điện Sơn La. Qua đó khẳng định được đóng góp to lớn của KH&CN trong lĩnh vực năng lượng giai đoạn trước. Trong giai đoạn hiện nay, Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2030 xác định phát triển ngành năng lượng là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Về các chương trình hỗ trợ cụ thể, ông Nguyễn Đức Hoàng chia sẻ, Bộ KH&CN đã ban hành Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2021-2030 gồm: Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (KC.05); Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ ngành Công nghiệp Môi trường” (KC.06); Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa” (KC.03); Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, tìm kiếm chuyển giao làm chủ công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong các chương trình đó đều chú trọng vấn đề làm chủ và phát triển ứng dụng công nghệ liên quan đến năng lượng, đặc biệt là các công nghệ mới như hydro, lưu trữ các bon./.
Theo most.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.