Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
- Cùng với Vĩnh Phúc và Hưng Yên, Phú Thọ là một trong 3 tỉnh trên cả nước được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chọn để triển khai thí điểm “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” giai đoạn 2017-2020. Đây là giải pháp được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích “3 trong 1” khi vừa hỗ trợ các cơ sở kinh doanh quản lý các đầu thuốc một cách khoa học, vừa giúp người dân tra cứu thông tin từng loại thuốc để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng, đồng thời còn được kỳ vọng sẽ giúp cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động kinh doanh dược phẩm trong toàn quốc.
Trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 450/900 cơ sở bán thuốc đã được tập huấn về “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc”. Theo kế hoạch đến 1/1/2019, tất cả các cơ sở cung ứng thuốc phải có thiết bị, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu. Thông qua mạng Internet, dữ liệu về hoạt động bán hàng, thống kê, báo cáo của các nhà thuốc đều được cập nhật liên tục lên hệ thống. Qua đó, giúp cho các cơ sở kinh doanh dễ dàng quản lý các đầu thuốc nhập vào và bán ra. Chị Lê Thị Trà Giang ở phố Âu Cơ, phường Tiên Cát có hệ thống 3 nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố Việt Trì cho biết: “Kinh doanh dược phẩm là loại hình đặc thù, phức tạp vì có hàng nghìn loại thuốc khác nhau nên người quản lý phải nắm rõ được danh mục thuốc, tình hình xuất - nhập - tồn kho, hạn sử dụng của mỗi loại ra sao. Từ khi sử dụng “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc”, tôi thấy vấn đề nhập, xuất sổ sách đã tiện dụng và khoa học hơn rất nhiều, từ đó có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thông tin các loại thuốc khi nhập về kho”.
“Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” là giải pháp công nghệ với nhiều tính năng hỗ trợ quản lý, kinh doanh dược phẩm. Dự kiến, khi chính thức đi vào hoạt động, ứng dụng hoàn thiện sẽ chuẩn hóa 60.000 danh mục thuốc y tế theo hàm lượng, mã vạch, giá… cụ thể từng loại đúng với quy định của Bộ Y tế. Theo đó, các cơ sở cung ứng thuốc chỉ được phép bày bán những loại thuốc được quản lý trong phần mềm và bắt buộc phải xuất hóa đơn kèm đầy đủ các thông tin về từng loại thuốc khi bán ra. Điều này sẽ giúp cho người dân yên tâm và tin tưởng hơn khi mua thuốc. Anh Nguyễn Văn Phượng ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì hồ hởi cho biết: “Trước đây, khi đi mua thuốc, tôi cũng không biết làm thế nào để phân biệt hàng thật, hàng giả nên chỉ còn cách đặt niềm tin vào các cửa hàng quen. Giờ tôi thấy việc đưa “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” vào hoạt động là điều cần thiết, có lợi cho người dân. Vì khi đó, chúng tôi có thể dễ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của mỗi loại mà lại không sợ mua phải hàng giả hay hàng kém chất lượng”.
Thực tế, sau một thời gian thử nghiệm phần mềm tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh cho thấy, bên cạnh những lợi ích cũng bộc lộ một số hạn chế, khó khăn như: Chi phí đầu tư máy móc, đường truyền tốn kém, khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ nhân viên nhà thuốc còn hạn chế. Mặt khác, “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” do đang trong quá trình thử nghiệm nên cũng không tránh khỏi việc một số cơ sở kinh doanh “lách luật’ khi bán thuốc ra thị trường mà không in hóa đơn kèm theo cho khách hàng.
Bà Phan Vũ Thu Hà - Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế khẳng định: “Do Bộ Y tế chưa quy định cụ thể các chế tài xử phạt đối với những trường hợp này nên trước mắt, chúng tôi tập trung vào công tác tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở tuân thủ đúng các quy định sử dụng. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng phần mềm tại các nhà thuốc lớn, nếu phát hiện tình trạng bán thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng sẽ xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với việc triển khai quản lý “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất lớn bởi nhiều nơi phải thay đổi cả cung cách hoạt động từ thủ công sang điện tử, phải công khai, minh bạch trong kinh doanh. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện phần mềm. Để không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh dược mà còn kiểm soát được giá thuốc, hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các cơ sở kinh doanh”.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.