Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) là một xu hướng tất yếu cho ngành nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước yêu cầu đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp theo hướng ƯDCNC, phát triển nông nghiệp xanh, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Để đạt được những mục tiêu này, Phú Thọ rất nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cần thiết như tích cực dồn đổi, tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ xây dựng NTM…
Các đại biểu cắt băng khánh thành giai đoạn 1 của Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ
Trong năm 2016 và những ngày đầu năm 2017, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chuyến thăm, làm việc tại các địa phương, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp trong nước cũng như các nước châu Âu nhằm tìm hiểu kinh nghiệm triển khai các dự án, mô hình sản xuất NNCNC; giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh; kêu gọi xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư về NNCNC. Cùng với đó, tỉnh đã chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi rất thiết thực để thu hút doanh nghiệp, nông dân sản xuất NNCNC… Những động thái này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như quyết tâm của tỉnh nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng ƯDCNC để bắt kịp xu thế hội nhập.
Mới đây, tại huyện Tam Nông, Nhà máy sản xuất trứng gà sạch DTK Phú Thọ đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành giai đoạn 1. Đây là dự án sản xuất trứng gà sạch công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam và cũng là dự án đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển NNCNC của tỉnh. Nhà máy do Công ty cổ phần DTK làm chủ đầu tư, có tổng số vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng, có công suất 175 triệu quả trứng/năm, được ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trong chăn nuôi gà đẻ trứng của Nhật, Mỹ, Isarel. Toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy hoàn toàn tự động và khép kín, có khả năng kiểm soát an toàn sinh học ở tất cả các khâu để cho ra đời những quả trứng sạch, tươi ngon, bổ dưỡng, có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc tiếp và làm việc với Tập đoàn Kitoku - Nhật Bản về đầu tư kinh doanh lúa gạo chất lượng cao tại tỉnh
Ngoài ra còn phải kể đến Dự án sản xuất cây ăn quả gắn với áp dụng công nghệ tưới nước hiện đại của Công ty cổ phần Khoa học và công nghệ nông nghiệp H2, xã Đông Thành, huyện Thanh Ba triển khai trồng mới 38ha cây bưởi, quýt. Một số dự án đang được triển khai thực hiện khai thác như: Dự án chăn nuôi lợn nái, cung cấp con giống chất lượng cao của Công ty TNHH Minh Hiếu; dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm Dabaco; dự án chăn nuôi lợn, gà, bò thịt của Tập đoàn Hòa Phát tại huyện Cẩm Khê… Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ là nền tảng, có vai trò hỗ trợ, lan tỏa, nhân rộng ra toàn vùng và toàn tỉnh, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn.
Song song với việc tạo điều kiện về cơ chế, có chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, để có thể thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ƯDCNC tại tỉnh thì vấn đề tiên quyết là cần phải dồn đổi, tích tụ được ruộng đất, tạo ra được quỹ đất đủ lớn để có điều kiện đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất. Thời gian qua, tỉnh cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa; tạo điều kiện hết sức thuận lợi về thủ tục hành chính để các hộ dân thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp. Đến nay, số thửa bình quân của tỉnh đã giảm từ 9,6 thửa/hộ xuống 7,8 thửa/hộ, diện tích trung bình là 257m2/thửa, tăng 33m2/thửa. Cũng nhờ đẩy nhanh dồn đổi, tích tụ ruộng đất, nên tỉnh cũng đã dần hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Toàn tỉnh hiện có trên 3,4 nghìn ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; 2.065ha sản xuất chè xanh tập trung; 500ha bưởi tập trung; thủy sản thâm canh 1.600ha; tổng số lồng lưới nuôi thả 1.309 lồng; 216 trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn… Năm 2016, nhiều mô hình sản xuất ƯDCNC trong lĩnh vực trồng trọt được triển khai; nhiều tiến bộ KHKT đã được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã góp phần đáng kể giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.
Nông dân huyện Thanh Sơn áp dụng KHKT trong thu hoạch chè
Có thể khẳng định, việc ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại. Việc này đối với nông nghiệp Phú Thọ rất cần thiết bởi điều kiện tự nhiên của tỉnh thuận lợi, rất phù hợp để phát triển các mặt hàng nông sản với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, ruộng đất manh mún, bị hạn chế về hạn điền, kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ… là một trong những khó khăn chung của nền nông nghiệp của tỉnh hiện nay. Từ điểm yếu cơ bản ấy, để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, cần thiết phải đầu tư chiều sâu, ƯDCNC để nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm, tạo ra những nông sản có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Muốn vậy buộc phải sản xuất theo chuỗi, sản xuất quy mô lớn để có thể ứng dụng thiết bị, công nghệ vào quá trình sản xuất. Tỉnh hiện đã xây dựng và hình thành được nhiều mô hình liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng KHKT và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn góp phần cải thiện nâng cao năng suất, chất lượng như: Mô hình liên kết trồng lúa chất lượng cao gắn với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua sản phẩm quy mô 105ha tại xã Vĩnh Lại (Lâm Thao), Thượng Nông (Tam Nông), Lương Lỗ (Thanh Ba); liên kết sản xuất, tiêu thụ giống ngô lai tại Kinh Kệ (Lâm Thao) với quy mô 40ha; chuỗi sản xuất tiêu thụ gà thịt an toàn quy mô 5.000 con/năm tại huyện Phù Ninh… Việc xây dựng và ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng tốt, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, nhờ đó năm 2016 giá trị tăng thêm của ngành đạt 5,2%; sản lượng lương thực đạt trên 461,3 nghìn tấn; lĩnh vực chăn nuôi vươn lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành (đạt 48,7%).
Tuy đã đạt được những kết quả đáng mừng trong việc ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện mới chỉ là bước đầu. Phát triển nông nghiệp ƯDCNC là mục tiêu mà tỉnh đang hướng tới nhằm tạo ra những bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các cấp, các ngành cần phối hợp với các doanh nghiệp để gỡ khó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh. Hơn hết là cần có sự chung tay, góp sức tích cực của bà con nông dân toàn tỉnh, có như vậy mới đưa nền nông nghiệp Đất Tổ ngày càng hiện đại, vươn xa trong thời gian tới
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ