- Những năm qua, phát huy những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, về lịch sử phát triển, tỉnh ta đã không ngừng mở rộng diện tích, thị trường tiêu thụ, trong đó tập trung sản xuất các sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm chè xanh Phú Thọ.
Được coi là cái nôi của ngành chè Việt Nam, tỉnh ta luôn xác định phát triển cây chè là một trong những chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm cần quan tâm đầu tư. Trên địa bàn tỉnh hiện cây chè được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi như: Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Phù Ninh...
Theo số liệu thống kê, đến nay, toàn tỉnh có trên 16.000ha chè, năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt trên 11 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 170 nghìn tấn/năm. Phú Thọ được xếp vào vị trí thứ 4 về diện tích và đứng thứ 3 về sản lượng so với 28 tỉnh sản xuất chè trong cả nước.
Công tác hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chè xanh Phú Thọ đã được UBND tỉnh và các sở, ngành quan tâm nhằm góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm chè xanh của tỉnh. Ngành Nông nghiệp đã tích cực phối hợp các cấp, ngành chức năng thực hiện rà soát, sắp xếp, phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.
Bên cạnh vùng nguyên liệu chế biến chè đen, đã hình thành gần 140 vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh, được trồng bằng các giống chè chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Toàn bộ diện tích trồng mới, trồng lại được trồng bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao, nhân bằng phương pháp nhân giống vô tính đã làm thay đổi cơ cấu giống chè của tỉnh theo hướng giảm diện tích chè Trung du, tăng diện tích các giống chè nhập nội và các giống chè lai tạo, chọn tạo trong nước, góp phần nâng tỷ lệ diện tích chè giống mới trên 73%.
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật được địa phương, đơn vị chú trọng, nhiều lớp tập huấn cho nông dân tại hiện trường về kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh theo VietGAP được tổ chức; xây dựng một số mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGAP, mô hình Tổ dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất chè tập trung…Từ đó khắc phục tình trạng tồn dư các chất độc hại trong sản phẩm chè. Các vùng chè đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thiết kế đồi chè chống xói mòn, trồng cây che bóng, mở rộng diện tích sản xuất chè theo quy trình an toàn…
Toàn tỉnh đã có gần 4.000ha chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn, chiếm 24,1% diện tích chè cho sản phẩm, trong đó đạt tiêu chuẩn RFA, UTZ gần 2.000ha. Bên cạnh đó, các vùng chè đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa khâu đốn, hái, phun thuốc BVTV. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.000 máy hái chè, trên 1.400 máy đốn chè, 1.800 máy phun thuốc bằng động cơ. Theo đó có khoảng 56% diện tích chè hái bằng máy và 80% diện tích chè được đốn bằng máy.
Áp dụng KHKT vào sản xuất, nhiều diện tích chè trên địa bàn huyện Tân Sơn đã được trồng thay thế bằng các giống chè lai, chè chất lượng cao cho năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tập trung xây dựng chính sách phát triển và quảng bá thương hiệu là mục tiêu được tỉnh quan tâm, tổ chức thực hiện. Trên cơ sở nền tảng phát triển thực tế của cây chè, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển cây chè theo từng giai đoạn. Theo đó, tại các hội nghị về xúc tiến đầu tư, cây chè được ưu tiên lựa chọn là một trong những sản phẩm nông nghiệp đại diện của tỉnh, được quảng bá và giới thiệu đến các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Từ lợi thế về phát triển cây chè đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, tiêu thụ chè tươi, chè khô, chè thành phẩm, cung cấp đa dạng các sản phẩm chè cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 50 doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày, gần 1.300 cơ sở chế biến chè thủ công, 17 làng nghề và 10 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đã đầu tư cải tiến, thay thế thiết bị, hoàn thiện nhà xưởng, công nghệ chế biến; hiện đã có 50 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến chè, 13 cơ sở chế biến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP; 47 cơ sở chế biến đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Một số sản phẩm chè của tỉnh đã có mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc như chè xanh của Công ty chè Hà Trang, Công ty chè Bảo Long, Công ty TNHH chè Phú Hà, Công ty chè Tôn Vinh... Đây là tiền đề để tiến tới xây dựng phát triển thương hiệu “Chè xanh Phú Thọ” trên vùng Đất Tổ.
Để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ, thời gian tới, các địa phương, cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất chè an toàn; tập trung nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng; gắn tiêu thụ chè với xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất chè an toàn; tiếp tục thực hiện trồng lại, trồng thay thế chè giống cũ bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao; hình thành các vùng chè nguyên liệu nhằm kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến chè thành phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển chè... nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất chè phát triển theo hướng bền vững. Có như vậy mới làm tăng giá trị, hiệu quả cây chè và xây dựng được thương hiệu chè xanh Phú Thọ.
Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức chương trình Hội thao nhằm nâng cao tinh thần rèn luyện thể chất, tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ứng dụng AI vào thiết bị nghe tiếng thở hỗ trợ dự đoán sớm bệnh hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhưng lợi nhuận không rõ ràng, thậm chí có thể bị khấu trừ ngân sách đầu tư, khiến các nhà khoa học và lãnh đạo đơn vị nghiên cứu không mặn mà với việc triển khai.
Giải thưởng ngôi sao sáng chế (IPSTAR) vinh danh 10 sản phẩm công nghệ tiêu biểu được thương mại hóa, tạo ra giá trị kinh tế.
baophutho.vnTrước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng không ngừng phát triển công nghệ số để gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại và tiện lợi.
baophutho.vnBắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường.
Liên kết trang
0
1
0