Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tất cả các sản phẩm của Công ty TNHH SadoEco trước khi xuất bán ra thị trường đều được dán tem TXNG.
Là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối rau an toàn tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, nhiều năm qua, Công ty TNHH SadoEco đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp các sản phẩm rau củ quả sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Với 8-10 tấn rau xanh cung cấp ra thị trường mỗi ngày, chủ yếu là các đơn vị mua hàng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng như: Hệ thống siêu thị của Winmart, Coopmart, các hệ thống siêu thị thực phẩm sạch... Công ty đã có nhiều giải pháp để khẳng định và giữ vững được uy tín của mình với khách hàng. Từ năm 2022, được sự giúp đỡ của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty đã hoàn thành việc dán tem TXNG cho các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Chị Đào Thị Thanh An - Giám đốc Công ty TNHH SadoEco kiểm tra hàng hóa trước khi xuất bán.
Chị Đào Thị Thanh An - Giám đốc Công ty chia sẻ: Hiện nay, nhu cầu lựa chọn sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm của các nhà phân phối và người tiêu dùng ngày càng cao. Vì vậy, bên cạnh việc cải thiện về chất lượng, mẫu mã, bao bì nhãn mác nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thì việc dán tem TXNG giúp các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp có cơ hội thông tin đến người tiêu dùng về quy trình sản xuất, chất lượng, quy chuẩn hàng hóa. Ngoài ra, khi dán tem TXNG, người bán buộc phải hiểu rõ về quy trình sản xuất của từng sản phẩm để có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi có nhu cầu. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho sản phẩm của đơn vị, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong thời kỳ hội nhập, giúp quảng bá và nâng tầm thương hiệu, bảo vệ lợi ích cho hợp tác xã và người tiêu dùng.
Được biết, sau khi dán tem TXNG, sản phẩm của Công ty nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Người tiêu dùng khi có thắc mắc về các loại rau trái vụ, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đều có thể quét mã QR in trên sản phẩm và liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để được giải đáp. Nhờ vậy, các nhà phân phối cũng giảm bớt nỗi lo về chất lượng sản phẩm khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Tất cả các sản phẩm mì bún, mì phở của HTX Mỳ gạo Hùng Lô đều được dán tem TXNG, thuận tiện cho khách hàng khi tra cứu thông tin về sản phẩm.
Đồng chí Vũ Xuân Khiêm - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc triển khai, áp dụng Hệ thống TXNG sản phẩm hàng hóa đang là xu thế tất yếu, vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội. Khi thực hiện TXNG giúp chống nạn hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, độc hại, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, giúp người tiêu dùng nhận diện được các thông tin về sản phẩm và giúp nhà sản xuất tiếp cận thị trường, quảng bá, truyền tải đầy đủ thông tin về sản phẩm và là công cụ hữu hiệu để quản lý tốt chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; phát hiện và xử lý kịp thời sự cố xảy ra đối với sản phẩm. Thông qua TXNG, nhà phân phối sẽ yên tâm hơn khi nhập hàng và tư vấn tốt nhất cho khách hàng; các cơ quan quản lý kiểm tra, kiểm soát được sản phẩm sản xuất, lưu thông trên thị trường, xác định chính xác, kịp thời nguyên nhân sự cố, vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan...
Tuy nhiên, qua công tác quản lý, theo dõi về thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy, nhiều sản phẩm hàng hóa mới dừng lại ở việc được hỗ trợ dán tem QR code trên sản phẩm; thông tin trên ứng dụng TXNG chưa đảm bảo các nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”, “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”, “minh bạch”, “sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc” và dữ liệu chưa đảm bảo các thông tin bắt buộc về truy xuất theo quy định, chưa đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất chế biến của nhà sản xuất...
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và thống nhất trong công tác quản lý nhà nước TXNG sản phẩm hàng hóa, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, cần có sự chung tay từ các cấp, các ngành, những doanh nghiệp, nhà sản xuất và chính người tiêu dùng khi có yêu cầu chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm. Có như vậy việc dán tem TXNG sản phẩm, hàng hóa mới thực sự lan tỏa và phát huy hiệu quả.
Theo baophutho.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
Trong năm 2024-2025, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng 17 tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo, cùng một số công nghệ mới như: Điện toán đám mây, Big Data…