Đề tài khoa học “Thiết bị nâng vận chuyển bệnh nhân” do nhóm nghiên cứu công nghệ hỗ trợ y tế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM thực hiện đã được Cục Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại (Bộ Thương mại Hoa Kỳ - USPTO) cấp bằng sáng chế.
Đây là lần đầu tiên kết quả đề tài nghiên cứu của một trường đại học Việt Nam được nhận bằng sáng chế của USPTO.
TS Lê văn Út, Phòng Quản lý phát triển Khoa học và Công nghệ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, đầu tháng 12/2014, USPTO đã gửi bằng sáng chế công nhận đề tài nghiên cứu “Thiết bị nâng vận chuyển bệnh nhân” (TDTU-001” do Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM thực hiện. Đây là đề tài “Made in Vietnam” hoàn toàn do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu.
Thiết bị TDTU-001 |
Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay của ngành y tế trong việc di chuyển bệnh nhân khi điều trị, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu sản phẩm phải có được những tính năng mới, ưu việt trong hoạt động nâng và vận chuyển bệnh nhân tại các trung tâm, bệnh viên trong cả nước.
Theo đó, “TDTU-001” đã tích hợp hàng loạt các tính năng độc đáo như: Sử dụng phương pháp nâng hạ bệnh nhân bằng các bộ phận truyền động chủ động và độc lập nhằm giúp cho việc nâng, hạ người bệnh theo các tư thế khác nhau mà vẫn tạo được sự thoải mái cho họ. Ngoài ra, để vận chuyển bệnh nhân, thiết bị còn hỗ trợ đưa bệnh nhân ngồi ổn định và an toàn trong vận chuyển.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu, điểm nổi bật nhất của “TDTU-001” là cho phép điều chỉnh việc chuyển bệnh nhân ở các tư thế khác nhau (như từ nằm sang ngồi và ngược lại).
Nhờ đó, thiết bị còn được sử dụng cho những bệnh nhân khuyết tật. Thông qua các nút điều khiển, bệnh nhân khuyết tật có thể chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi để đi vệ sinh. Nếu bệnh nhân muốn đi vệ sinh chỉ cần ấn vào nút và giường sẽ tự động chuyển sang tư thế ghế ngồi và có chế độ hỗ trợ tiêu, tiểu và tự phun nước làm sạch.
Theo TS Lê Văn Út, nhóm nghiện cứu muốn đăng ký sáng chế của Mỹ vì đây là thị trường lớn toàn cầu và một khi sản phẩm được công nhận bằng sáng chế thì sẽ có uy tín và giá trị nhiều hơn. Vì vậy, việc nhận được bằng sáng chế của Hoa Kỳ là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các nhà sáng chế Việt Nam mong muốn khai thác khía cạnh thương mại.
Nhóm nghiên cứu đang tính toán và xem xét có thể sản xuất chuyển giao công nghệ hoặc tính đến phương án bán bản quyền sáng chế để cho đối tác sản xuất nhằm đưa sản phẩm ra thị trường.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.