Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 09/12/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Trung du và miền núi phía Bắc: Những tiềm năng khởi nghiệp cần được kết nối


Sự kiện Impact Techfest 2019 cho vùng trung du miền núi phía Bắc phần nào đã gia tăng nhận thức trong việc hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối startup với các chuyên gia liên quan.

Không nên đi một mình

Đúng như tên gọi, Ngày hội kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng trung du miền núi phía Bắc (Impact Techfest 2019) - diễn ra trong hai ngày 1 và 2/12 - đã kết nối đông đảo các sở KH&CN, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp khởi nghiệp trong vùng với các chuyên gia, nhà đầu tư nhằm mục đích nâng cao nhận thức và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại khu vực. Đây là một hoạt động trong nhiệm vụ truyền thông của Đề án 844 mà Phú Thọ được lựa chọn đảm nhận, song song với nhiệm vụ về nâng cao năng lực và hỗ trợ mạng lưới huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Theo ông Vũ Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và thông tin KH&CN Phú Thọ, đơn vị chủ trì 2 nhiệm vụ của đề án 844, mặc dù có thể cùng hỗ trợ khởi nghiệp nhưng nhiều địa phương, tổ chức chính trị - xã hội đang có cách hiểu khác nhau và phương thức triển khai cũng không đồng nhất. Do vậy, nhu cầu kết nối hệ sinh thái giữa các vùng về cùng định hướng và cách thức phối hợp là điều hết sức cần thiết để tối ưu hóa nguồn lực quốc gia.

Tại hội thảo ngày 2/12 trong khuôn khổ Impact Techfest 2019, đại diện Văn phòng Đề án 844 nhận định, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng trước hết phải bắt tay vào xác định được lợi thế cạnh tranh vùng và thực trạng của từng địa phương trong đó nhằm xây dựng nên hệ thống hợp tác và phân công rõ ràng trong việc hỗ trợ khởi nghiệp. Thêm vào đó, yếu tố về con người vẫn là điều quan trọng nhất trong xây dựng hệ sinh thái địa phương, từ sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo cao nhất của tỉnh cho đến những người làm hoạt động thực tế.

 

Tọa đàm chia sẻ giữa các thành tố kết nối trong hệ sinh thái vùng

Chia sẻ thông tin giữa các thành tố kết nối trong hệ sinh thái vùng | Ảnh:BTC

“Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất khác khởi nghiệp truyền thống vì nó tập trung vào con người,” ông Lý Đình Quân, Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, nói. “Nó là sự hợp tác, cùng chia sẻ. Giờ đây các bạn khởi nghiệp không nên đi một mình mà phải tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận các chuyên gia để được hỗ trợ, thay vì dùng sức thì dùng trí, thay vì dùng vốn tự có hay vốn vay như trước kia thì phải kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài”.

Vườn ươm Sông Hàn cũng đang là đơn vị hợp tác với Phú Thọ về hoạt động nâng cao năng lực mạng lưới huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. Ông Quân cho biết, sau 9 tháng đào tạo, các thành viên “đã có sự thay đổi tư duy một cách rõ rệt”. Những thành viên này sẽ trở thành hạt giống để giúp xây dựng và liên kết các hệ sinh thái địa phương trong vùng.

Cũng trong hội thảo, ông Nguyễn Vũ Linh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tuyên Quang kiêm Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Tuyên Quang, đã chia sẻ kinh nghiệm về quá trình các doanh nhân tỉnh đã vận động để xây dựng những cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở địa phương mình.

“Trong hơn 2 năm qua, Hội đã cố gắng có những bước đi cụ thể để hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh bằng cách vận động chính sách và nguồn lực để lập nên quỹ đầu tư 7 tỷ đồng, các doanh nhân trong CLB đóng vai trò nhà đầu tư, giúp kết nối về mặt thị trường cho các bạn trẻ khởi nghiệp để họ khỏe từ chính làng xã đã rồi mới vươn ra xa hơn”, ông Nguyễn Vũ Linh nói. “Mỗi địa phương, bằng nhiều cách hỗ trợ, hãy làm cho 1 thanh niên khởi nghiệp thành công đi, điều đó sẽ trở thành động lực cho các thanh niên khác đi theo.”

Hai mô hình thích hợp cho trung du và miền núi phía Bắc

Trong hơn 30 startup tham gia ngày hội Impact Techfest 2019, đã có 5 dự án tham gia trình diễn Showcase trên sân khấu, bao gồm: mô hình Gà 9 cựa Tân Sơn (Phú Thọ), sản phẩm từ cây Sachi (Hòa Bình), sản phẩm gia vị Chẩm chéo (Sơn La), sản phẩm bún khô (Lạng Sơn), mô hình kinh doanh bún đậu mắm tôm trầm xào đất tổ (Phú Thọ).

 

Mô hình chọn tạo giống và cung cấp Gà 9 cựa tại Tân Sơn được giới thiệu tại Impact Techfest 2019

Mô hình chọn tạo giống và cung cấp Gà 9 cựa tại Tân Sơn được giới thiệu tại Impact Techfest 2019 | Ảnh: BTC

Các chuyên gia đã đóng vai trò giám khảo để lắng nghe các thuyết trình về dự án và sản phẩm, đồng thời đưa ra lời khuyên cho từng mô hình về những vấn đề đặc thù riêng của mỗi dự án như việc xem xét lại đội ngũ, sử dụng vốn, cân đối lại tỷ lệ doanh thu sản phẩm, hay các kênh tiếp cận thị trường.

Mặc dù không dự án nào nhận được đề nghị đầu tư ngay tại hội thảo, nhưng ông Lý Đình Quân đánh giá chất lượng của các dự án khởi nghiệp tại đây “khá tốt”.

Doanh nghiệp khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa | Ảnh: BTC

Doanh nghiệp khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa | Ảnh: BTC

Ông Phạm Ngọc Huy, giám đốc chương trình tăng tốc khởi nghiệp của Vietnam Sillicon Valey (VSV) đã chia sẻ danh mục các dự án họ lựa chọn đầu tư, trong đó chỉ ra “có hai loại hình có thể rất thích hợp với vùng Trung du và miền núi phía Bắc là nhượng quyền như Pizza Bầu [thương hiệu nhượng quyền đầu tiên của Việt Trì], hay phát triển mô hình kinh doanh mới dựa trên sản phẩm cũ như Cá kho làng Vũ Đại [thương hiệu gắn với một địa danh nổi tiếng tại tỉnh Hà Nam]”.

Impact Techfest 2019 có sự tham gia của đại diện Văn phòng Đề án 844, Công ty ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Quỹ đầu tư Vietnam Sillicon Valley, Sở KHCN, tỉnh đoàn, hội phụ nữ, hội doanh nhân trẻ, trường đại học các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, cùng hơn 30 doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu trong vùng.

Ngày 1/12, các đại biểu đã có buổi giao lưu và đi tham quan một số mô hình kinh doanh tại Phú Thọ. Ngày 2/12 diễn ra hội thảo về thực thi các chính sách, dự án hỗ trợ và truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc, cùng tọa đàm về thế mạnh đầu tư và hoạt động khởi nghiệp tại khu vực. Sự kiện đã thu hút trên 150 người tham dự.

 

Ngô Hà

Lượt xem: 984



BÀI VIẾT KHÁC
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.

Ngày 15/11/2024
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Ngày 15/11/2024
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.

Ngày 07/11/2024
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

Ngày 26/09/2024
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030

Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.

Ngày 25/09/2024
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0