Ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định đến xây dựng thành công chính quyền điện tử. Chữ ký số cho phép các dữ liệu điện tử có tính pháp lý tương đương với các dữ liệu truyền thống. Do đó, việc chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống qua môi trường điện tử được hoàn thiện.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong xã hội nhờ tính năng vượt trội so với phương thức làm việc truyền thống. Việc sử dụng các phương tiện viễn thông - công nghệ thông tin tạo lập môi trường điện tử để tạo ra các môi trường làm việc điện tử, cho phép người sử dụng rút ngắn không gian và thời gian. Việc ứng dụng này giúp cho hiệu suất và chất lượng công việc tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, có thể nói, chúng ta đang sống và làm việc trong Cách mạng lần thứ tư của lịch sử loài người - Cách mạng về công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ mô hình làm việc truyền thống qua môi trường điện tử có một số khó khăn thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua. Một trong số những vấn đề đó là vấn đề đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Trong đó, giải pháp ứng dụng chữ ký số được xem là giải pháp trung tâm, có tính quyết định đến chất lượng của hoạt động này. Vì vậy, việc triển khai chữ ký số nói riêng và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin mạng nói chung là nhiệm vụ bắt buộc để tiến tới xây dựng môi trường điện tử đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
Chữ ký số có thể hiểu đơn giản là một giải pháp phần mềm cho phép đối tượng sử dụng dữ liệu điện tử xác minh nguồn gốc, đảm bảo tính chính xác, chưa bị thay đổi của tài nguyên số. Để thực hiện điều này, bên tạo lập dữ liệu sẽ sử dụng một chương trình phần mềm để mã hóa thông tin và gửi đi. Phía nhận sẽ sử dụng các thiết bị giải mã để xác thực đảm bảo thông tin không bị thay đổi trong quá trình gửi nhận. Với các giải pháp phá mã tối tân nhất hiện nay sử dụng các siêu máy tính, theo tính toán cần phải thực hiện ít nhất 5 năm mới có thể phá mã được phương pháp mã hóa của chữ ký điện tử chúng ta đang sử dụng. Như vậy, chữ ký số là một giải pháp an toàn để đảm bảo an toàn, an ninh cho dữ liệu điện tử.
Minh họa về việc sử dụng chữ ký số để xác thực văn bản điện tử
Với minh họa trên, chúng ta có thể thấy bằng việc mã hóa và giải mã các dữ liệu điện tử được xác định tính hợp lệ không bị thay đổi trong quá trình truyền nhận, đảm bảo tính xác thực của nội dung. Do đó, giá trị pháp lý của văn bản điện tử và văn bản giấy là tương đương. Thậm chí, có thể nói văn bản điện tử có tính xác thực cao hơn văn bản giấy.
Trên thực tế, trong thời gian qua, chữ ký số đã được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả tại các doanh nghiệp. Giải pháp này cung cấp một công cụ đắc lực rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước như thực hiện kê khai thuế, bảo hiểm xã hội, thủ tục hải quan và các dịch vụ khác. Nếu như trước đây việc gửi nhận văn bản giấy không chỉ mất nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, mà còn gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, tổng hợp dữ liệu. Thì nay, với việc ứng dụng chữ ký số, công việc này được thực hiện nhanh hơn, khoa học và hiệu quả.
Trong năm 2015, chữ ký số đã được triển khai thí điểm tại Sở Thông tin và Truyền thông làm cơ sở để triển khai nhân rộng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả cho thấy hạ tầng thiết bị, ứng dụng và nhân lực hỗ trợ cho công tác ứng dụng chữ ký số cơ bản đáp ứng. Trên cơ sở đó, trong thời gian tiếp theo, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số nhằm xây dựng một môi trường điện tử hoàn thiện, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý và điều hành trong các cơ quan nhà nước.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng chữ ký số là cần thiết và chúng ta có đầy đủ cơ sở để triển khai chữ ký số trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, hiệu quả tiến tới xây dựng thành công chính quyền điện tử tại địa phương./.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.
Liên kết trang
0
1
0